Uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn? Bỏ túi điều này để tránh tiền mất tật mang

Uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn? Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng cồn nạp vào, thể trạng và đặc điểm sinh học của từng người. Theo nghiên cứu, trung bình, 1 đơn vị cồn trong rượu cần 1 tiếng để đào thải ra khỏi cơ thể nhưng cần thêm 1 - 2 tiếng để chỉ số nồng độ cồn trong máu và hơi thở trở về 0.

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ đào thải rượu

Uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn được nhiều người quan tâm, tìm hiểu, đặc biệt là trong những dịp cần phải sử dụng rượu, bia. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng lớn đến tốc độ đào thải rượu bạn cần biết:

  • Giới tính: Nữ giới được chứng minh có khả năng đào thải rượu nhanh hơn nam giới.
  • Độ tuổi: Việc đào thải rượu sẽ diễn ra chậm hơn ở những người cao tuổi.
  • Thời điểm: Cuối ngày, rượu sẽ chuyển hoá nhanh hơn so với thời điểm buổi sáng và buổi trưa.
  • Thể trạng: Nồng độ cồn trong cơ thể người nhỏ con sẽ cao hơn người bình thường khi uống cùng lượng rượu. Ngoài ra, các tế bào mỡ sẽ giữ ít nước hơn so với cơ bắp, do vậy, người béo sẽ có nồng độ cồn cao hơn và việc đào thải cũng diễn ra chậm hơn.
  • Trình trạng gan: Người có gan khoẻ mạnh sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ đào thải của rượu.
  • Nồng độ cồn trong rượu: Mỗi loại đồ uống có lượng cồn khác nhau, điều này là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến thời gian rượu tồn tại trong máu.
Nồng độ cồn trong từng loại rượu là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ đào thải rượu ra khỏi cơ thể
Nồng độ cồn trong từng loại rượu là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ đào thải rượu ra khỏi cơ thể

2. Uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn?

Nhìn chung, không có con số chính xác để trả lời cho câu hỏi uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn, bởi điều này còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và đặc điểm sinh học từng người. Mỗi cá nhân sẽ có thời gian đào thải rượu bia ra khỏi cơ thể khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những cách xác định tương đối bạn có thể áp dụng để tính toán cụ thể. 

Tổ chức WHO đã đưa ra khái niệm đơn vị cồn tương đương với 10g ethanol nguyên chất. Cụ thể, 1 đơn vị cồn tương đương với:

  • 200ml bia.
  • 75ml rượu vang (1 ly).
  • 25ml rượu mạnh (40% nồng độ cồn, tương đương với 1 chén).

Ở mức độ tương đối, người trưởng thành và có sức khoẻ bình thường cần khoảng 1 giờ để đào thải 1 đơn vị cồn. Trong đó, khoảng 85% đến 90% nồng độ cồn sẽ được xử lý qua gan và 10% đến 15% còn lại sẽ được đào thải bằng đường hô hấp, da, tuyến mồ hôi.

Trung bình, một đơn vị cồn sẽ “biến mất” sau một tiếng. Tuy nhiên, sau khi thải trừ, cơ thể cần thêm 1 - 2 tiếng để nồng độ cồn trong máu và hơi thở về 0. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu, nồng độ cồn trong máu tỷ lệ thuận với tốc độ đào thải rượu, đồng nghĩa với việc nếu bạn uống càng nhiều rượu bia thì tốc độ xử lý của gan càng nhanh.

Uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn? Trung bình cần 2 đến 3 tiếng để các chỉ số trở về 0
Uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn? Trung bình cần 2 - 3 tiếng để các chỉ số trở về 0

3. Cách giảm nồng độ cồn nhanh chóng

Ngoài vấn đề uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn, các bác tài cũng nên quan tâm đến những mẹo giảm nồng độ cồn trong hơi thở, tuy nhiên không được quá lạm dụng, dẫn đến nguy hiểm tới an toàn khi tham gia giao thông:

  • Dùng xịt thơm miệng, sử dụng kẹo chua: Dùng xịt thơm miệng là giải pháp hiệu quả giúp che đi mùi rượu. Bên cạnh đó, kẹo chua có khả năng kích thích tuyến nước bọt trong khoang miệng, giúp rửa trôi axit và các hạt gây mùi.
  • Ngậm đồng xu: Đây là một trong những phương pháp được các bác tài truyền tai nhau để vô hiệu hoá nồng độ cồn trong hơi thở. Tuy nhiên, trên thực tế, các phân tử rượu tới từ sâu trong phổi nên cách này chưa thực sự hiệu quả.
  • Thở gấp, nín thở hoặc vận động mạnh: Theo các nghiên cứu, việc vận động cường độ mạnh hoặc thở gấp khoảng 20 giây trước khi kiểm tra nồng độ cồn có thể giảm đi 10% chỉ số trên máy đo.
Dùng xịt miệng hoặc đánh răng giúp che đi mùi rượu
Dùng xịt miệng hoặc đánh răng giúp che đi mùi rượu

4. Uống nước gì để giải rượu bia hiệu quả?

Sau khi tìm hiểu uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn, bạn cũng nên quan tâm các thức uống giải rượu nhanh và hiệu quả sau đây:

  • Uống nước lọc: Bản chất của việc sử dụng rượu bia là khiến cơ thể bị mất nước. Việc bổ sung nước lọc giúp bạn tỉnh táo và tăng khả năng đào thải cồn.
  • Nước gừng tươi: Thực phẩm này có tính ấm, giúp ổn định tiêu hoá, giảm các triệu chứng sau khi uống rượu và hỗ trợ quá trình đào thải.
  • Trà xanh: Thực phẩm này được đánh giá như “thần dược” cải thiện chức năng gan. Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hoá, giúp bảo vệ tế bào gan và tăng cường quá trình loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
  • Nước dừa tươi: Ngoài tác dụng giải khát phổ biến, nước dừa giúp bổ sung các chất điện giải và tốt cho sức khoẻ gan.
  • Nước đậu đen: Các hợp chất trong đậu đen hỗ trợ gan trong việc xử lý cồn trong cơ thể. Ngoài ra, thức uống này có thể giải độc, giảm triệu chứng đau đầu và mệt mỏi.
Bổ sung nước lọc là phương pháp đơn giản giúp giải rượu nhanh chóng và hiệu quả
Bổ sung nước lọc là phương pháp đơn giản giúp giải rượu nhanh chóng và hiệu quả

5. Câu hỏi liên quan 

Bạn có thể tham khảo các thông tin liên quan dưới đây khi tìm hiểu uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn:

5.1. Có được dùng mẹo để tránh phạt nồng độ cồn hay không?

Hiện nay, có rất nhiều biện pháp giúp “lách” kiểm tra nồng độ cồn như: Đánh răng, ăn kẹo cao su... Tuy nhiên, những cách này đều không hiệu quả bởi nồng độ cồn được tìm thấy sâu trong phổi chứ không phải trong khoang miệng. Tốt nhất khi đã uống rượu bia thì không nên tham gia giao thông để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và những người xung quanh.

5.2. Uống rượu lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định của luật an toàn giao thông, tài xế sử dụng rượu bia nhưng vẫn tham gia giao thông sẽ bị phạt vi phạm hành chính đến 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe. Thông tin chi tiết được liệt kê ở hình dưới đây:

Quy định về mức phạt cho tài xế sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông
Quy định về mức phạt cho tài xế sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông

Uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn? Điều này còn tuỳ vào thể trạng từng người. Nhìn chung, với 1 đơn vị cồn, cơ thể cần 1 tiếng để đào thải rượu ra khỏi cơ thể và thêm 1 đến 2 tiếng để chỉ số nồng độ cồn trong máu và hơi thở về 0. Do đó, sau khi uống rượu, bia, bạn tuyệt đối không nên lái xe, tránh gây mất an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông