Quả sung bên ngoài lành lặn, làm thế nào để côn trùng chui vào bên trong?

Khi bổ đôi quả sung, bạn sẽ gặp trường hợp bên trong có rất nhiều côn trùng. Vậy làm thế nào để chúng chui vào trong quả mà bên ngoài vẫn trông vẫn lành lặn.

Quả sung là loại quả đã quá quen thuộc với người Việt. Sung có thể dùng để ăn chơi, làm sung muối thậm chí còn được sử dụng như một loại quả để để dâng cúng trên bàn thờ vào dịp lễ Tết với ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc.

Khi còn xanh, quả sung sẽ giòn và có vị chát. Khi chín, sung sẽ mềm và ngọt hơn.

Ngoài giống sung ta quả nhỏ mà chúng ta thường gặp, hiện nay trên thị trường còn loại quả sung ngọt, kích thước lớn, được gọi là sung Mỹ. Loại sung này có thể dùng để ăn trực tiếp, làm bánh, làm mứt, pha trà đều rất ngon.

Thông thường, khi quả sung còn non, bên trong sẽ không có côn trùng. Tuy nhiên, với những quả chín, khi bổ ra, bạn có thể thấy rất nhiều côn trùng bên trong quả mặc dù bên ngoài trông quả sung vẫn rất lành lặn. Vậy làm cách nào để côn trùng có thể chui vào bên trong quả sung như vậy?

Trong rất nhiều trường hợp, bạn có thể bắt gặp côn trùng xuất hiện bên trong quả sung.

Trong rất nhiều trường hợp, bạn có thể bắt gặp côn trùng xuất hiện bên trong quả sung.

Loài côn trùng phổ biến nhất thường trú ngụ bên trong quả sung là ong vò vẽ (một số nơi gọi là ong bắp cày). Trên thực tế, cây sung và loài ong có quan hệ hỗ trợ cùng phát triển. Mặc dù mọi người hay gọi là quả sung nhưng thực chất nó là hoa mọc ngược, phần thịt quả chính là cuống đài.

Trong tự nhiên, hoa cần phải được thụ phấn mới có thể sinh sản. Nhiệm vụ thụ phấn này thường do gió hoặc các loài con trùng như ong, bướm thực hiện. Hoa sung bị ẩn bên trong nên ong phải bò sâu vào trong mới có thể đưa phán hoa ra bên ngoài. Ong cái cũng sẽ đẻ trứng bên trong phần hoa sung.

Sung mang lại lợi ích cho ong và ong cũng giúp hoa sung thụ phấn. Cả hai cùng hợp tác để phát triển, sinh sản, duy trì nòi giống. Đây là mối quan hệ tương hỗ, vốn có tác động tích cực.

Trong tự nhiên, cây sung có quả sung đực có phấn hoa và những quả sung cái. Hoa cần được thụ phấn nhưng hoa sung nở bên trong nên gió không thể thực hiện nhiệm vụ này cho cây. Do đó, nhiệm vụ thụ phấn cho sung sẽ do các loại côn trùng đảm nhận vai trò chính.

Ong bắp cày sẽ bò vào trong quả sung đực và quả sung cái. Chúng chui vào bên trong quả sung nhờ lỗ hẹp trên quả gọi là lỗ xương. Do đó, bình thường nhìn quả sung lành lặn nhưng bên trong lại có côn trùng là vì vậy. Sau khi chui vào trong, ong cái sẽ để trứng. Có một điểm đặc biệt đối với loài này là ong đực không biết bay mà chỉ tồn tại với nhiệm vụ sinh sản và đào đường cho ong con chui ra ngoài.

Những con ong non sẽ chui ra ngoài khi đã đủ cứng cáp. Chúng mang theo phấn hoa và tìm kiếm những bông hoa sung mới. Quy trình này cứ lặp đi lặp lại như vậy, giúp hoa sung được thụ phận, duy trì sự sinh sản của cây.

Về phần ong bố mẹ, chúng sẽ không thể thoát ra ngoài sau khi chui vào trong quả sung. Việc chui qua lỗ xương cũng như đào đường để ong con ra ngoài làm chúng tốn nhiều sức lực, rau và cánh cũng bị đứt. Vì vậy, thông thường sinh mệnh của ong bố mẹ sẽ kết thúc bên trong những quả sung này.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp ông bố mẹ ăn quả sung và vẫn tiếp tục sống bên trong quả.

Ngoài ra, không phải lúc nào ong non cũng có thể thoát ra ngoài. Đường chui ra ngoài do ong tạo ra cũng sẽ hẹp lại theo thời gian do quá trình chữa lành vết thương của cây sung. Khi đó, ong con sẽ mắc kẹt bên trong và không thể thoát ra ngoài.

Côn trùng có tác dụng thụ phấn để tạo ra những qua sung ngọt lành. Khi gặp tình huống này, bạn có thể bỏ những con côn trùng đi là có thể ăn bình thường. Trường hợp không loại bỏ hết và lỡ ăn phải thì cũng không có ảnh hưởng tới sức khỏe.