Bị mèo cắn nhẹ có sao không? Lưu ý những điều sau để không bị phát dại

Bị mèo cắn nhẹ có sao không tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của bạn và bé mèo. Mèo rất dễ mắc bệnh và vi khuẩn thường được truyền thông qua đường nước bọt. Khi bị mèo cắn, bạn cần tiến hành khử trùng ngay lập tức. Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng ăn một số loại thực phẩm để đảm bảo quá trình hồi phục ổn định.

1. Vết mèo cắn nguy hiểm thế nào? 

Giống như nhiều loại động vật khác, mèo cũng có thể là vật chủ của các loại mầm bệnh. Khi chúng có những tác động như cào, cắn con người, mầm bệnh sẽ lây sang cơ thể chúng ta. Đã có khoảng 2 - 5% trường hợp tử vong, cơ thể gặp biến chứng do mèo cắn. Như vậy, các vết mèo cắn hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con người. 

Nguy cơ nhiễm dại từ vết cắn do mèo gây ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng vi khuẩn có trong nước bọt của mèo, thời điểm tiến hành sát khuẩn. Sau khi bị mèo cắn, bạn cần nhốt mèo vào lồng, tiến hành sơ cứu vết cắn và liên tục quan sát các biểu hiện ở mèo. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám bác sĩ để đánh giá nguy cơ lây nhiễm và quyết định tiêm phòng (nếu cần).

Vết mèo cắn có thể bị nhiễm trùng nặng, từ đó ảnh hưởng đến tính mạng của con người
Vết mèo cắn có thể bị nhiễm trùng nặng, từ đó ảnh hưởng đến tính mạng của con người

2. Bị mèo cắn nhẹ có sao không? 

Khi được hỏi về vấn đề bị mèo cắn nhẹ có sao không, nhiều người chủ quan cho rằng điều này không có bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khoẻ bởi đây chỉ là một vết cắn nhẹ. Tuy nhiên, trên thực tế, mèo khá dễ bị nhiễm các virus độc hại và chúng có thể theo đường nước bọt của mèo di chuyển sang cơ thể của con người. Chính vì vậy, cho dù là một vết cắn nhẹ, bạn cũng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng. 

Đặc biệt, bạn phải hết sức cẩn thận với các trường hợp bị mèo con cắn. Những chú mèo con thường không được tiêm phòng nên thường dễ nhiễm virus cao hơn so với mèo trưởng thành. 

Bị mèo cắn nhẹ có sao không tùy thuộc vào thể trạng của mèo và người bị cắn 
Bị mèo cắn nhẹ có sao không tùy thuộc vào thể trạng của mèo và người bị cắn 

3. Xử lý vết thương khi mèo cắn

Sau khi bị mèo cắn, bạn cần làm những việc sau để phòng tránh mắc bệnh dại: 

  • Hãy đặt vết thương dưới vòi nước ấm và rửa trong 10 phút bằng cách sử dụng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhẹ.
  • Sử dụng băng vô trùng để quấn quanh vết cắn của mèo, đảm bảo không quá chật nhưng vẫn đủ để tránh bụi bẩn len lỏi vào.
  • Bạn cần giữ cho vùng da bị mèo cắn luôn khô ráo và sạch sẽ bằng cách sát trùng bằng cồn hàng ngày.
  • Không tác động hay để các chất kích thích như nhựa cây, axit, ớt bột tiếp xúc với vết mèo cắn. 
Bạn cần tiến hành khử trùng ngay sau khi bị mèo cắn 
Bạn cần tiến hành khử trùng ngay sau khi bị mèo cắn 

4. Cách hạn chế tình trạng bị mèo cắn

Bên cạnh tìm hiểu bị mèo cắn nhẹ có sao không, bạn cũng cần nắm rõ những phương án phòng tránh mèo cắn:

  • Không chơi với mèo bằng tay hoặc chân

Thay vì trực tiếp chơi với mèo bằng tay và chân, bạn có thể sử dụng đồ chơi như gậy trêu mèo. Nếu nuôi mèo, bạn nên dạy chúng rằng tay và chân không phải là đồ chơi và nghiêm cấm cắn con người.

  • Tuân thủ nguyên tắc thưởng - phạt 

Khi chơi hay huấn luyện mèo, bạn nên thiết lập quy tắc thưởng - phạt rõ ràng. Nếu chúng tuân thủ theo những nguyên tắc mà bạn đặt ra, bạn có thể thưởng cho chúng một số loại thức ăn mèo yêu thích. Ngược lại, bạn nên phạt “hoàng thượng” khi chúng vi phạm, mắc lỗi.

  • Thống nhất cách tiếp cận mèo với mọi người

Bạn nên thống nhất về cách chơi hay huấn luyện mèo. Hãy đảm bảo rằng mèo luôn được đối xử nhẹ nhàng và tuyệt đối không hù dọa, làm đau bé mèo. Điều này phần nào giúp tinh thần của mèo ổn định, hiền hòa với con người. 

Bạn nên huấn luyện mèo không được cắn người 
Bạn nên huấn luyện mèo không được cắn người 

5.  Các trường hợp mèo cắn có thể lây bệnh

Để hạn chế việc lây dại từ mèo, bạn nên hạn chế tiếp xúc với mèo thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

  • Mèo mới mang về nuôi và bị ốm.
  • Mèo đã thất lạc lâu ngày mới trở về nhà.
  • Mèo đực dưới 3 tuổi và đang trong mùa giao phối.
  • Mèo hoang, mèo thất lạc.
  • Mèo chưa tiêm phòng.
  • Mèo có những biểu hiện sau: sủi bọt mép, thường cắn và ăn đồ gỗ, cắn và cào khi bị trêu chọc. 

6. Các câu hỏi liên quan đến vết mèo cắn

Ngoài tìm hiểu bị mèo cắn nhẹ có sao không, bạn có thể tham khảo thêm một số vấn đề liên quan dưới đây: 

6.1. Bị mèo cắn nhưng không chảy máu có sao không?

Nhiều người chủ quan với trường hợp mèo cắn không bị chảy máu. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, khi máu không chảy, vi khuẩn trong nước dãi của mèo vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể.

Nếu vết cắn từ mèo không gây chảy máu, ở xa vùng thần kinh trung ương và mèo đã tiêm phòng, bạn có thể tự theo dõi tình tình tại nhà. Tuy nhiên, nếu bị mèo hoang cắn ở nhiều vị trí trên cơ thể hoặc gần vùng thần kinh trung ương, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị.

Dù mèo cắn không bị chảy máu, bạn vẫn nên tìm đến các cơ sở y tế để được tư vấn 
Dù mèo cắn không bị chảy máu, bạn vẫn nên tìm đến các cơ sở y tế để được tư vấn 

6.2. Nếu bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không?

Bị mèo cắn nhẹ có sao không, có cần tiêm phòng không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Câu trả lời còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bạn nên tiêm phòng nếu gặp những tình huống sau: 

  • Bị mèo cắn chảy máu ở các khu vực có nhiều dây thần kinh.
  • Mèo có biểu hiện như mắt chuyển sang màu đỏ, cơ thể tê liệt, chảy nhiều nước dãi hoặc bỏ ăn.
  • Vết cắn khá sâu và chảy nhiều máu.
  • Bị mèo hoang cắn và không thể theo dõi tình trạng của mèo.

6.3. Bị mèo cắn không nên ăn gì? 

Sau khi xác định bị mèo cắn nhẹ có sao không, bạn cần lưu ý các loại thực phẩm không nên ăn sau khi bị mèo cắn, bao gồm: đồ nếp, rau muống, trứng và thịt bò.

Bị mèo cắn nhẹ có sao không tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của mèo và người bị cắn. Tuy nhiên, nếu bị mèo cắn dù là vết thương nhỏ nhất, bạn vẫn cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị, phòng tránh bệnh dại một cách triệt để.