Ăn khoai lang có béo không? Mẹo ăn khoai lang giảm mỡ, dáng đẹp, khỏe mạnh

Ăn khoai lang có béo không? Theo các chuyên gia, khoai lang không gây béo phì, thậm chí còn thường xuyên có mặt trong các thực đơn giảm cân. Tuy nhiên, nếu muốn giảm mỡ bằng khoai lang, bạn cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể để xây dựng thực đơn giảm cân phù hợp.

1. Thành phần dinh dưỡng của một củ khoai lang 

Trước khi xác định ăn khoai lang có béo không, hãy cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Khoai lang có giá trị dinh dưỡng rất cao. Cụ thể, thành phần dinh dưỡng trong 1 củ khoai lang nặng 180g như sau: 

  • Calo: Một củ khoai lang cung cấp khoảng 162 calo. Lượng calo này được đánh giá là khá thấp, vì vậy, khoai lang luôn là ưu tiên của những người đang trong quá trình giảm cân, giảm mỡ.  
  • Protein: Khoai lang chứa khoảng 3.6g protein, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của một người trưởng thành.
  • Carbohydrate: Với 37g carbohydrate, khoai lang có thể cung cấp và duy trì năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. 
  • Chất béo: Lượng chất béo của khoai lang rất thấp, chỉ 0.2g. 
  • Vitamin và khoáng chất: Khoai lang rất giàu khoáng chất và các loại vitamin C (cung cấp sức kháng cho cơ thể), vitamin A (tốt cho thị lực và làn da), kali (có vai trò cân bằng nước và điện giải cơ thể).
Một củ khoai lang lớn chỉ chứa khoảng 162 calo 
Một củ khoai lang lớn chỉ chứa khoảng 162 calo 

2. Ăn khoai lang có béo không? 

Khi tìm hiểu ăn khoai lang có béo không bạn sẽ biết hàm lượng calo của khoai lang khá thấp nên việc ăn một củ sẽ không khiến bạn tăng cân hay tích mỡ. Loại thực phẩm này thậm chí còn thường xuyên có mặt trong nhiều thực đơn giảm cân.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều khoai lang so với nhu cầu của cơ thể. Nếu dùng lượng lớn khoai lang cùng một lúc, cơ thể sẽ không kịp đào thải chất axit oxalic, khiến thận bị quá tải. Lâu dần, hợp chất này sẽ biến thành những viên sỏi, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và đau đớn. 

Ăn khoai lang có béo không? Loại thực phẩm này không gây béo nếu ăn với số lượng vừa phải 
Ăn khoai lang có béo không? Loại thực phẩm này không gây béo nếu ăn với số lượng vừa phải 

3. Ăn khoai lang có tác dụng gì?

Khi nghiên cứu về ăn khoai lang có béo không, bạn cũng nên chú ý về một số công dụng của loại thực phẩm này. 

  • Ngăn ngừa các bệnh ung thư: Khoai lang chứa một số chất chống oxy hóa có khả năng cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư như phenolic, carotenoid, ascorbate. 
  • Giúp giảm cân: Đây là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột nhưng cũng giàu chất xơ, bao gồm những chất xơ có khả năng lên men và hòa tan. Điều này giúp người ăn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. 
  • Duy trì sức khỏe tim mạch: Trong khoai lang có chất anthocyanin, giúp chống viêm, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Ngoài ra, chất xơ của khoai làm giảm cholesterol, lượng kali lớn giúp huyết áp cân bằng, ổn định. 
  • Giúp da và tóc luôn khỏe mạnh: Vitamin A trong khoai lang thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, giúp da mềm mịn và sáng hơn. Lượng vitamin C của khoai lang có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi sự tổn hại của các gốc tự do cũng như tác động từ môi trường. 
Khoai lang có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư
Khoai lang có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư

4. Cách ăn khoai lang giảm cân đúng cách

Theo các tham vấn y khoa, hai thời điểm ăn khoai lang giúp phát huy tối đa lợi ích cho cơ thể là buổi sáng và buổi trưa. 

Bên cạnh đó, 1 - 2 củ khoai lang mỗi ngày, tương đương với 300g là vừa đủ với một người trưởng thành. Ngoài ra, bạn vẫn cần hấp thụ thêm nhiều dưỡng chất cần thiết qua các loại thực phẩm khác để đảm bảo cơ thể hoạt động tốt. 

5. Lưu ý khi ăn khoai lang giảm cân

Trong quá trình giảm cân bằng khoai lang, bạn nên lưu tâm một số điều sau để đảm bảo sức khỏe tốt:

  • Có thể thay thế khoai lang bằng cơm trong một số bữa ăn. Tuy nhiên, bạn không nên cắt cơm ra khỏi thực đơn hàng ngày. 
  • Nên ăn khoai lang kèm các món ăn khác để cơ thể luôn được nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng. 
  • Cần thay đổi thói quen sinh hoạt, hướng đến lối sống lành mạnh kết hợp với thực đơn ăn uống khoa học.
  • Kết hợp tập thể dục đều đặn, duy trì giấc ngủ sâu và chất lượng cũng giúp bạn giảm cân nhanh chóng. 
Trong quá trình ăn kiêng với khoai lang, bạn cũng nên tập thể dục để tốc độ giảm cân nhanh hơn
Trong quá trình ăn kiêng với khoai lang, bạn cũng nên tập thể dục để tốc độ giảm cân nhanh hơn

6. Thực đơn 7 ngày giảm cân, giảm mỡ với khoai lang

Sau khi trả lời được ăn khoai lang có béo không, nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề lên thực đơn giảm cân cụ thể. Bạn có thể tham khảo “công thức” dưới đây:

  • Ngày 1: Kết hợp khoai lang cùng trứng luộc

Trong ngày đầu ăn theo thực đơn, cơ thể của bạn có thể cảm thấy mệt mỏi do sự sụt giảm tinh bột so với thông thường. Chính vì vậy, trứng sẽ giúp bạn bù đắp những dưỡng chất mà cơ thể cần có như protein, vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, vitamin B12. 

  • Ngày 2: Khoai lang với trái cây, rau và các loại hạt 

Bạn hãy kết hợp ăn khoai lang với các loại hạt, rau củ và trái cây để bữa ăn thêm hấp dẫn. Bạn có thể chế biến thành salad để dễ ăn hơn. 

  • Ngày 3: Khoai lang và chuối

Chuối là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và 100g chuối chỉ chứa khoảng 89 calo, rất thích hợp với các thực đơn giảm cân. Bạn có thể ăn khoai lang luộc cùng với một ly sinh tố chuối. 

Kết hợp chuối và khoai lang, bạn sẽ có một bữa ăn giàu dinh dưỡng 
Kết hợp chuối và khoai lang, bạn sẽ có một bữa ăn giàu dinh dưỡng 
  • Ngày 4: Khoai lang với thịt nạc

Đây là thời điểm mà cơ thể đã quen với việc ăn kiêng, song bạn cũng dễ nản chí với lượng ăn có phần nhàm chán như vậy. Do đó, trong bữa thứ 4, bạn hãy thử đổi các loại thực phẩm khác bằng thịt nạc nhằm bổ sung protein cho cơ thể. 

  • Ngày 5: Sữa đậu nành và khoai lang 

Bắt đầu ngày mới với một củ khoai lang và một ly nước đậu nành là một ý tưởng tuyệt vời. Trong 250ml nước đậu nành giàu dinh dưỡng chỉ chứa 80 calo. Sự kết hợp này sẽ giúp bạn có một ngày tràn trề năng lượng. 

  • Ngày 6: Yến mạch cùng với khoai lang

Bên cạnh khoai lang, yến mạch cũng là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và giúp người ăn cảm thấy no lâu. Bạn có thể linh hoạt nấu bánh yến mạch khoai lang hoặc thay đổi khẩu vị với cháo khoai lang yến mạch. 

Món cháo yến mạch khoai lang thơm ngon, thích hợp cho những ngày chán ăn 
Món cháo yến mạch khoai lang thơm ngon, thích hợp cho những ngày chán ăn 
  • Ngày 7: Sữa chua trộn với khoai lang 

Ngoài chứa những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, sữa chua còn giàu men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa. Việc kết hợp khoai lang và sữa chua sẽ kích thích quá trình đào thải chất béo, hạn chế tích tụ mỡ thừa hiệu quả. 

7. Khoai lang kỵ thực phẩm nào? 

Trong quá trình tìm hiểu ăn khoai lang có béo không cùng với các thực đơn ăn khoai lang giảm béo, bạn cũng cần lưu tâm một số loại thực phẩm kỵ với khoai lang. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn khoai lang cùng với cà chua, chuối, bí đỏ, ngô và quả hồng. 

Ăn khoai lang có béo không? Loại thực phẩm này không gây béo phì. Khoai lang mang nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể sử dụng để giảm cân. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc những loại thực phẩm đại kỵ với khoai lang cũng như xác định nhu cầu hấp thụ dưỡng chất của cơ thể để xây dựng thực đơn giảm cân phù hợp.