Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Cách chế biến để đảm bảo giá trị dinh dưỡng

Khoai lang mọc mầm có ăn được không là nỗi lo của phần lớn các bà nội trợ. Nhiều người có thói quen cắt bỏ phần mầm đi trước khi chế biến vì lo ngại vấn đề sức khoẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, phần mầm khoai vẫn có thể ăn được nhưng không còn quá nhiều giá trị dinh dưỡng.

1. Giá trị dinh dưỡng trong khoai lang mọc mầm

Trước khi xác định khoai lang mọc mầm có ăn được không, bạn cần tìm hiểu khái quát về các thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm này. Theo nghiên cứu, trong một củ khoai lang mọc mầm có chứa vitamin B6, vitamin C và nhiều khoáng chất khác. Tuy nhiên, những dưỡng chất này thường tồn tại ở mức rất thấp trong thịt của củ khoai đã lên mầm.

Mặt khác, mầm khoai lang còn chứa độc tố như ipomeamarone và ketone, có vai trò nuôi dưỡng mầm nhưng đồng thời lại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, mức độ độc của mầm khoai lang khá thấp, bạn cũng không cần quá lo lắng nếu ăn phải.

Khoai lang mọc mầm không còn chứa nhiều chất dinh dưỡng
Khoai lang mọc mầm không còn chứa nhiều chất dinh dưỡng

2. Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Tìm hiểu về khoai lang mọc mầm có ăn được không chỉ ra loại thực phẩm này không sản sinh ra độc tố nguy hiểm nên vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, khoai lang mọc mầm không còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin như trước, mùi vị cũng thay đổi, không thơm ngon như ban đầu. Do vậy, bạn nên chọn những củ khoai tươi ngon để chế biến. 

Mặc dù khoai lang mọc mầm không chứa độc tố nhưng chúng dễ bị nấm. Tình trạng xuất hiện đốm đen hoặc nâu trên bề mặt củ khoai là dấu hiệu của nhiễm độc từ nấm mốc ipomeamarone. Chính vì vậy, ăn khoai lang mọc mầm có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa hoặc chóng mặt, đặc biệt là với người già hoặc trẻ em có hệ tiêu hóa yếu.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Khoai lang mọc mầm vẫn có thể ăn nhưng không tốt cho sức khỏe
Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Khoai lang mọc mầm vẫn có thể ăn nhưng không tốt cho sức khỏe

3. Biện pháp xử lý, chế biến khi khoai lang mọc mầm

Sau khi giải đáp khoai lang mọc mầm có ăn được không, bạn cũng cần ghi nhớ cách xử lý loại thực phẩm này nếu vẫn muốn sử dụng. Khoai lang mọc mầm phần củ bị mủn, khô, đồng thời lớp mầm phát triển sẽ trở nên cứng và khó ăn. Bạn có thể xử lý theo cách dưới đây:

  • Gọt sạch phần mầm khoai, rửa sạch khoai với nước.
  • Ngâm khoai trong nước muối pha loãng khoảng 10 - 15 phút trước khi chế biến.

Đối với phần mầm cây, bạn có thể cắt sợi nhỏ để trộn salad hoặc xào chung với các loại rau củ khác.

4. Phân biệt khoai lang mọc mầm và khoai lang hỏng

Trong quá trình tìm hiểu khoai lang mọc mầm có ăn được không, nhiều người cũng quan tâm đến cách phân biệt khoai lang mọc mầm và khoai lang bị hỏng. Cách nhận biết sự khác biệt như sau:

Khoai lang bị hỏng

Khoai lang mọc mầm

  • Vết nâu hoặc đen trên vỏ
  • Xuất hiện điểm mềm bất thường trên bề mặt
  • Nhiều vết nứt nẻ
  • Xuất hiện các đốm đen, nâu
  • Những chỗ đốm khi ăn sẽ có vị đắng
  • Mầm mọc lên ở đầu củ khoai
Khoai lang bị hỏng sẽ xuất hiện những đốm màu nâu đen
Khoai lang bị hỏng sẽ xuất hiện những đốm màu nâu đen

5. Những loại rau củ không nên ăn khi mọc mầm

Không chỉ khoai lang, phần lớn các loại rau củ khi để lâu và bảo quản không đúng cách cũng sẽ xuất hiện tình trạng mọc mầm. Dưới đây là thực phẩm bạn không nên ăn khi chúng đã nảy mầm:

  • Khoai tây: Trong khoai tây mọc mầm có thể chứa solanin, một loại glyco-alkaloid đắng và độc, gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, đặc biệt là đối với các thai phụ. 
  • Đậu phộng: Bạn không được ăn đậu phộng nảy mầm vì chúng chứa các chất làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Gừng: Loại thực phẩm này khi mọc mầm rất nguy hiểm do có chứa lưu huỳnh, làm tổn thương gan.
  • Củ sắn: Sắn mọc mầm chứa nhiều chất độc, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau tức ngực và thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
  • Khoai môn: Khoai môn mọc mầm sẽ bị biến chất, không còn nhiều dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Trong khoai tây mọc mầm chứa các chất có thể gây ra triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng
Trong khoai tây mọc mầm chứa các chất có thể gây ra triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng

6. Câu hỏi liên quan khoai lang mọc mầm

Bạn có thể tham khảo phần giải đáp các câu hỏi phổ biến khi tìm hiểu khoai lang mọc mầm có ăn được không dưới đây.

6.1. Tại sao khoai lang mọc mầm?

Theo nhiều nghiên cứu, khoai lang là loại thực phẩm rất nhạy cảm với nhiệt độ. Khi bảo quản khoai ở nhiệt độ 21°C, điều kiện này sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho mầm khoai phát triển. Mầm sẽ mọc nhanh và lớn hơn khi nhiệt độ tăng càng cao.

6.2. Bảo quản như nào để khoai lang không mọc mầm?

Cách hiệu quả nhất để bảo quản khoai lang là cất khoai ở khu vực khô ráo và thoáng mát. Môi trường lý tưởng để giữ khoai lang tươi trong khoảng 6 tháng là nhiệt độ từ 13 - 16°C và độ ẩm từ 85 - 90%. 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng giấy báo hoặc giấy tối màu để gói khoai lang và đặt chúng vào thùng carton. Hộp chứa khoai lang nên được đặt ở những nơi ít ánh sáng và khô ráo. Phương pháp này ngăn chặn tình trạng mọc mầm và đảm bảo khoai lang luôn tươi ngon.

Bảo quản khoai lang trong thùng giấy sẽ hạn chế hiện tượng mọc mầm
Bảo quản khoai lang trong thùng giấy sẽ hạn chế hiện tượng mọc mầm

Khoai lang mọc mầm có ăn được không còn phụ thuộc vào cách sơ chế. Bạn nên gọt sạch khoai, loại bỏ mầm và ngâm nước muối trước khi sử dụng. Tuy vậy, tốt hơn hết bạn nên lựa chọn những củ khoai tươi ngon để đảm bảo dinh dưỡng, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.