Ăn dứa có tác dụng gì? 10 lợi ích thần kỳ không phải ai cũng biết

Ăn dứa có tác dụng gì? Dứa chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như chất chống oxy hóa, chất hữu cơ giúp kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến dứa thành nhiều món ngon khác nhau phù hợp với sở thích và tốt cho sức khỏe, làn da.

1. Thành phần dinh dưỡng có trong dứa

Ăn dứa có tác dụng gì? Dứa là một loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong dứa có ít nhất 30 hợp chất dinh dưỡng cùng hoạt tính sinh học tốt cho cơ thể. 

Bên cạnh đó, hàm lượng calo trong dứa rất thấp nhưng lại cung cấp đến 131% vitamin C, chất chống oxy hóa cần thiết hàng ngày. Thành phần dinh dưỡng cụ thể trong một trái dứa bao gồm: 

  • Vitamin A, C, B6 
  • Folate 
  • Sắt 
  • Kẽm
  • Canxi 
  • Tinh bột
  • Chất xơ
  • Kali 
  • Axit pantothenic 
  • Mangan
Dứa chứa ít nhất 30 hợp chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe 
Dứa chứa ít nhất 30 hợp chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe 

2. Những công dụng của dứa đối với sức khỏe 

Dứa không chỉ là loại quả nhiệt đới thơm ngon, dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn mà còn mang lại công dụng tuyệt với cho sức khỏe. Vậy ăn dứa có tác dụng gì

2.1. Có tác dụng chống viêm hiệu quả

Với thành phần dinh dưỡng tuyệt vời, dứa có khả năng chống viêm hiệu quả. Trong dứa có chứa bromelain - một loại enzyme tương đối hiếm, được chứng minh là chất chống viêm tốt, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Do đó, việc bổ sung dứa cho những người bị viêm cơ, khớp, viêm xoang cấp tính, gout, viêm họng… được khuyên dùng.

2.2. Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

Các chuyên gia dinh dưỡng đo lường trong một khẩu phần dứa có chứa đến 130% hàm lượng vitamin C. Đây là loại vitamin có tác dụng rất lớn đối với hệ miễn dịch, chúng kích thích các bạch cầu hoạt động như một chất cống oxy hóa để bảo vệ cơ thể trước các gốc tự do gây ung thư. 

2.3. Kích thích tái tạo mô và tế bào

Ăn dứa có tác dụng gì? Hàm lượng vitamin C trong dứa là dưỡng chất thiết yếu đối với các mô và tế bào. Chúng giúp sản sinh ra collagen - thành phần protein cấu thành da, mạch máu và các cơ quan, đồng thời giúp chữa lành vết thương hở nhanh chóng. 

2.4. Ngăn ngừa ung thư

Một số chất chống oxy hóa trong dứa như vitamin A, bromelain, mangan, hợp chất flavonoid, beta-carotene… giúp phòng ngừa ung thư cổ họng, khoang miệng và ung thư vú. Ngoài ra, bạn nên kết hợp với một số thực phẩm lành mạnh khác để ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. 

Các hoạt chất như vitamin A, bromelain, mangan… hỗ trợ ngăn ngừa ung thư 
Các hoạt chất như vitamin A, bromelain, mangan… hỗ trợ ngăn ngừa ung thư 

2.5. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Dứa có chứa chất xơ bao gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp hạn chế tình trạng đông máu, táo bón, huyết áp, tiêu chảy, xơ vữa động mạch, hội chứng ruột kích thích,… Một loại enzyme tiêu hóa có tên bromelain được tìm thấy trong dứa, enzyme này giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, điều này rất có ích cho người đang bị suy tụy.

2.6. Điều trị bệnh ho và cảm lạnh

Enzyme bromelain trong dứa giúp tăng chất nhầy có trong đường hô hấp và tăng khả năng giảm đờm cổ họng. Ngoài ra, vitamin C cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, điều trị bệnh ho, ốm, sốt và cảm lạnh. 

2.7. Giúp xương chắc khỏe

Hàm lượng mangan là khoáng chất quan trọng giúp phát triển xương chắc khỏe và nhanh chóng phục hồi sau điều trị chấn thương. Do đó, bạn có thể kết hợp ăn dứa và một số loại thực phẩm giàu canxi khác để cải thiện hệ xương. 

2.8. Có lợi cho sức khỏe răng miệng

Dứa được xem như một phương pháp tự nhiên giúp răng, nướu khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, bạn có thể gặp tình trạng rát, đau lưỡi và khó thưởng thức các món ăn khác. 

Dứa giúp răng và nướu phát triển khỏe mạnh hơn 
Dứa giúp răng và nướu phát triển khỏe mạnh hơn 

2.9. Tốt cho tuần hoàn máu

Dứa cung cấp nhiều khoáng chất, đồng thời giúp hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Ngoài ra, việc bổ sung dứa trong các bữa ăn cũng có khả năng ngăn ngừa các bệnh rối loạn thần kinh như Alzheimer, mất trí… 

2.10. Làm giảm nguy cơ đông máu

Tình trạng đông máu xuất hiện do cơ thể thiếu kali trầm trọng, do đó, bạn có thể bổ sung dứa vào thực đơn hàng ngày để tăng cường lượng kali trong cơ thể. Đây là cách giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ tim mạch, tiêu hóa, cơ bắp, đồng thời cân bằng nước và điện giải trong cơ thể. 

3. Ăn quá nhiều dứa có tốt không?

Dứa mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như: 

  • Dị ứng: Enzyme bromelain trong dứa có thể gây ngứa, viêm lưỡi, viêm da mặt nếu ăn quá nhiều. 
  • Răng nhạy cảm: Dứa có tính axit nên khi ăn thường xuyên sẽ làm men răng bị mào mòn, dẫn đến nhạy cảm. 
  • Tiêu chảy: Chất xơ trong dứa hỗ trợ tiêu hóa nhưng khi ăn nhiều có thể gây tiêu chảy và nôn mửa. 
  • Tăng lượng đường trong máu: Đường fructose có thể làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt nghiêm trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. 

4. Cách chọn mua và sử dụng thơm an toàn 

Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn lựa chọn được một trái dứa ngon, thơm và đầy đủ dinh dưỡng: 

  • Bạn nên chọn quả vàng đều, có hình tròn bầu và mắt dứa thưa, tránh những quả có phần ngọn bị khô, ngả màu nâu đậm. 
  • Gọt bỏ mắt dứa, sau đó rửa sạch trước khi chế biến và thưởng thức. 
  • Không nên ăn dứa khi đói vì bromelain và các axit hữu cơ có thể gây ra tình trạng khó chịu, buồn nôn. 
  • Không nên uống hoặc uống quá nhiều nước ép dứa vì trong dứa có chứa khoảng 25g đường fructose có thể gây hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, ngoài việc tìm hiểu ăn dứa có tác dụng gì và cách chọn dứa ngon ngọt, bạn có thể tham khảo một số cách chế biến dứa vừa ngon miệng vừa bắt mắt bao gồm: 

  • Nước ép dứa: Bạn có thể ép dứa hoặc kết hợp với một số loại trái cây khác để tạo nên hương vị tự nhiên. 
  • Mứt dứa: Sên dứa cùng đường, sau đó để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh sử dụng dần. 
  • Trộn salad: Thêm dứa vào các món salad cũng là cách tuyệt vời giúp bữa ăn trở nên tươi ngon và dậy vị hơn. 
Nước ép dứa thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của nhiều người 
Nước ép dứa thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của nhiều người 

5. Một số câu hỏi thường gặp 

Ngoài việc tìm hiểu ăn dứa có tác dụng gì, có nhiều thắc mắc về công dụng và lợi ích của dứa còn bỏ ngỏ, chưa có lời giải đáp chính xác, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây đã được chuyên gia dinh dưỡng Vntre tổng hợp.

5.1. Ăn dứa có đẹp da không?

Hàm lượng vitamin C dồi dào sẽ giúp hình thành collagen nuôi dưỡng làn da tươi trẻ, mịn màng. Bên cạnh đó, hoạt chất beta-carotene cũng giúp phục hồi và bảo vệ da hiệu quả khỏi tia cực tím. 

Vitamin C trong dứa giúp dưỡng trắng da va mờ thâm hiệu quả 
Vitamin C trong dứa giúp dưỡng trắng da va mờ thâm hiệu quả 

5.2. Nên ăn dứa vào lúc nào? 

Bạn nên ăn dứa khoảng 2 tiếng sau bữa ăn sáng và trưa là thời điểm hợp lý nhất. Ngoài ra, bạn cần hạn chế ăn dứa vào buổi tối, đồng thời không ăn trước bữa cơm dễ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 

5.3. Những đối tượng nên hạn chế ăn dứa 

Tuy dứa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng thực sự phù hợp để sử dụng loại trái cây này. Dưới đây là các đối tượng khuyến cáo không nên ăn dứa: 

  • Người có cơ địa dị ứng 
  • Người bị đái tháo đường
  • Người mắc bệnh tăng huyết áp 
  • Người bị viêm răng, lở loét khoang miệng 
  • Người nóng trong, dễ bốc hỏa 
  • Người mắc bệnh dạ dày, viêm loét 
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Ăn dứa có tác dụng gì? Dứa là một loại trái cây nhiệt đới sở hữu nhiều công dụng trong việc điều trị cảm, tốt cho da, mắt, tóc và ngăn ngừa ung thư, tăng huyết áp,… Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều dứa cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, làm tổn hại đến sức khỏe cơ thể. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi bổ sung dứa vào thực đơn hàng ngày.