Trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào để tìm lại sự thư giãn, giải tỏa căng thẳng

Trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào? Thời điểm tốt nhất để sử dụng loại trà này là sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc sau các bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ. Táo đỏ và kỷ tử là hai vị thuốc quý trong Đông y, có tác dụng bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời cải thiện sức khỏe tinh thần hiệu quả.

1. Tổng quan về trà táo kỷ tử

Trước khi tìm hiểu trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào, hãy tham khảo những thông tin cơ bản về thức uống này. Đây là loại trà được pha từ quả táo đỏ khô và kỷ tử, chúng đều là thảo dược sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. 

Theo Đông y, táo đỏ là vị thuốc để tăng cường sức khoẻ, giảm căng thẳng và hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Đối với kỷ tử, đây là vị thuốc có tính bình, vị ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công dụng bổ gan, nhuận phế và tăng cường thị lực.

Táo đỏ và kỷ tử có nhiều dưỡng chất, vitamin, mang lại hiệu quả cải thiện chức năng cơ thể rất tốt:

  • Tăng cường miễn dịch, chống viêm và kháng khuẩn.
  • Hạn chế lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
  • Cải thiện sức khoẻ đường ruột và giảm thiểu tình trạng viêm ruột.
  • Ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây hại cho tế bào.
  • Cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu hơn.
  • Giảm mỡ bụng và thúc đẩy quá trình giảm cân.
  • Bổ não, hỗ trợ sức khoẻ tinh thần.
  • Thải độc, thư giãn mạch máu và ổn định huyết áp.
  • Ngăn ngừa ung thư, cải thiện sức khoẻ và hỗ trợ chức năng gan.
Táo đỏ và kỷ tử là hai vị thuốc được đánh giá cao về hiệu quả cải thiện chức năng cơ thể
Táo đỏ và kỷ tử là hai vị thuốc được đánh giá cao về hiệu quả cải thiện chức năng cơ thể

2. Trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào?

Tìm hiểu trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào cho thấy bạn nên dùng thức uống này ngay khi thức dậy và sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ. Điều đó xuất phát từ nguyên nhân cơ thể sẽ không hoạt động trong lúc ngủ, dễ dẫn đến mất nước. Vì vậy uống trà táo đỏ kỷ tử sau khi khi thức dậy giúp bạn lấy lại năng lượng và điều hoà huyết áp hiệu quả.

Bên cạnh đó, loại trà này giúp bạn có trạng thái tỉnh táo và tập trung để khởi động một ngày làm việc hiệu quả. Sau khi ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, trà táo đỏ kỷ tử sẽ hỗ trợ cơ thể tiêu hoá tốt hơn, tránh tình trạng nóng ruột và khó tiêu.

Trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào? Sau khi thức dậy là thời điểm thích hợp nhất để sử dụng
Trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào? Sau khi thức dậy là thời điểm thích hợp nhất để sử dụng

3. Hướng dẫn những cách pha trà táo kỷ tử

Sau khi đã biết trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào, bạn có thể áp dụng những công thức pha trà sau đây để tăng cường sức khoẻ.

3.1. Cách pha trà táo đỏ kỷ tử thông thường

Để pha trà táo đỏ kỷ tử, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 3 quả táo đỏ, 30 hạt kỷ tử. Sau đó, bạn tiến hành chế biến theo các bước:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu bằng cách cắt mỏng táo đỏ để tối ưu dinh dưỡng khi nấu trà.
  • Bước 2: Đổ nước sôi vào bình chứa hai nguyên liệu trên và ủ trong 30 phút là có thể thưởng thức. 

3.2. Cách pha trà táo đỏ kỷ tử và hoa cúc

Cách pha trà táo đỏ kỷ tử và hoa cúc rất đơn giản và dễ thực hiện, bạn chỉ cần chuẩn bị 3gr cúc khô và kỷ tử cùng táo đỏ và thực hiện theo các bước:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn tráng nguyên liệu (tráng trà) bằng nước sôi trong 30 giây để loại bỏ bụi bẩn và bỏ phần nước đó đi.
  • Bước 2: Cắt táo đỏ thành các lát mỏng và đun sôi cùng 500ml nước.
  • Bước 3: Sau khi nước sôi được khoảng 5 phút, bạn tắt bếp và cho thêm hoa cúc, kỷ tử, ủ trong 15 phút là có thể thưởng thức.
Trà táo đỏ kỷ tử hoa cúc có mùi thơm nhẹ nhàng và tính hàn cao
Trà táo đỏ kỷ tử hoa cúc có mùi thơm nhẹ nhàng và tính hàn cao

3.3. Trà táo đỏ hạt chia

Trà táo đỏ hạt chia mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như chống oxy hoá, làm đẹp da và kiểm soát cân nặng. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 5 - 7 quả táo đỏ, 1g hạt chia, 1 gói trà túi lọc, đường. Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch táo đỏ và thái thành từng lát nhỏ.
  • Bước 2: Ngâm túi trà và hạt chia trong nước sôi khoảng 5 - 10 phút, cho thêm đường và khuấy đều đến khi tan hết.
  • Bước 3: Cho táo đỏ vào trà hạt chia, thưởng thức khi trà còn ấm hoặc thêm đá uống lạnh.

3.4. Pha tra táo đỏ với mật ong

Bổ sung mật ong vào trà giúp cơ thể tăng khả năng kháng khuẩn. Để pha trà táo đỏ mật ong, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau 5 - 7 quả táo đỏ khô, 1 gói trà túi lọc và mật ong. Sau đó bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa sạch táo đỏ với nước và để ráo, sau đó cắt thành lát.
  • Bước 2:  Ngâm trà trong nước sôi 5 - 10 phút, sau đó bỏ gói trà và thêm mật ong vào khuấy đều.
  • Bước 3: Thêm táo đó vào và thưởng thức.

3.5. Pha trà táo đỏ với gừng

Gừng là một vị thuốc nam có tính kháng viêm rất tốt, khi kết hợp với táo đỏ sẽ giúp thư giãn, bồi bổ cơ thể hiệu quả. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có 5 - 7 trái táo đỏ, gừng tươi, 1 gói trà túi lọc, đường. Các bước thực hiện cụ thể:

  • Bước 1: Sửa sạch táo đỏ và gừng, sau đó thái thành từng lát mỏng.
  • Bước 2: Ngâm túi trà trong nước sôi  khoảng 5 - 10 phút.
  • Bước 3: Thêm đường, táo đỏ và gừng vào cốc trà, khuấy đều là có thể thưởng thức.
Sự cay nồng của gừng và vị ngọt thanh tao của táo đỏ giúp người dùng được thư giãn đầu óc
Sự cay nồng của gừng và vị ngọt thanh tao của táo đỏ giúp người dùng được thư giãn đầu óc

4. Một số câu hỏi khác về trà táo kỷ tử

Bạn có thể tham khảo thêm các câu hỏi liên quan sau khi tìm hiểu trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào.

4.1. Có nên uống trà táo đỏ hàng ngày hay không?

Trà táo đỏ nên uống khi nào và có thể dùng hàng ngày không là hai vấn đề được nhiều người quan tâm khi sử dụng loại đồ uống này. Bạn có thể uống trà này hàng ngày khoảng 30 phút trước khi ngủ.

Sử dụng trà táo đỏ hàng ngày với liều lượng phù hợp rất tốt cho cơ thể
Sử dụng trà táo đỏ hàng ngày với liều lượng phù hợp rất tốt cho cơ thể

4.2. Uống trà táo đỏ kỷ tử liều lượng bao nhiêu?

Khi sử dụng trà táo đỏ kỷ tử, bạn nên lưu ý về liều lượng. Loại trà này chỉ có thể dùng như một cách giúp thư giãn và bổ sung dinh dưỡng. Thức uống kết hợp giữa táo đỏ và kỷ tử không thể thay thế được nước uống. Bạn không nên uống quá 150ml mỗi lần nếu uống hàng ngày và không quá 200ml nếu bạn không có thói quen uống loại trà này thường xuyên.

4.3. Uống táo đỏ kỷ tử có nóng không?

Táo đỏ và kỷ tử đều có tính bình, không gây nóng. Đặc biệt, vào những ngày hè nóng nực, oi bức, thức uống này có thể đóng vai trò giải nhiệt, hạ hoả.

4.4. Những ai không nên uống táo đỏ kỷ tử?

Dù trà táo đỏ kỷ tử khá lành tính nhưng bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y trước khi cho trẻ nhỏ, người dị ứng với các thành phần của trà, phụ nữ có thai và cho con bú dùng. Ngoài ra, kỷ tử có thể gây ra tác dụng phụ khi người dùng đang sử dụng thuốc chứa:

  • Warfarin.
  • Flecainide.
  • Thuốc chuyển hoá gan của cytochrom.
  • Thuốc trị bệnh cao huyết áp.
  • Thuốc trị bệnh tiểu đường.

4.5. Trà táo đỏ kỷ tử kỵ với các loại thực phẩm gì?

Bên cạnh tìm hiểu trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào, bạn cũng nên biết những thực phẩm nào “kỵ dơ” với thành phần của loại trà này. Một số thực phẩm kỵ với trà táo đỏ bạn cần tránh là:

  • Các lóc, cá ngát hay cá chạch: Các thực phẩm này dùng chung với táo đỏ, kỷ tử dẫn đến tỳ vị bất hoà, sinh nhiệt trong cơ thể.
  • Các loại hải sản: Điều này có thể gây nhức đầu, đau nhức xương khớp, đau lưng hoặc đau bụng.
  • Các loại hành: Các thực phẩm này kết hợp có thể khiến bạn bị chướng bụng, khó ngủ.
Trà táo đỏ kỷ tử kỵ với các loại hải sản
Trà táo đỏ kỷ tử kỵ với các loại hải sản

4.6. Trà táo kỷ tử có giúp giảm cân không?

Ngoài trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào, hiệu quả giảm cân, giảm mỡ của loại trà này cũng được nhiều chị em quan tâm. Lượng chất xơ dồi dào giúp cơ thể tăng cường chuyển hoá đường, cholesterol và giảm mỡ máu, hiệu quả trong việc giảm cân và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào để cải thiện sức khoẻ? Về cơ bản, bạn có thể dùng loại trà này bất cứ lúc nào với liều lượng cho phép, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy và sau các bữa ăn nhiều dầu mỡ để tối ưu hiệu quả dinh dưỡng. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để có sự điều chỉnh hợp lý.