Thị xã Gò Công (Tiền Giang): Điểm nhấn về du lịch vùng miền Tây Nam Bộ, ĐBSCL

Gò Công là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và truyền thống văn hóa. Nơi đây sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh như: Mộ và đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, lăng Hoàng Gia, nhà Đốc Phủ Hải, Đình Trung, đền thờ tướng lãnh chúa Nguyễn Võ Tánh…

Gắn liền đó là các lễ hội truyến thống đậm đà bản sắc dân tộc như: Lễ hội Trương Định (được xếp vào Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia), lễ hội Kỳ Yên Đình Trung, lễ vía Quan Thánh Đế Quân,… Bên cạnh đó ở Gò Công có nhiều nhà cổ, cơ sở thờ tự, sản phẩm đặc thù của địa phương như: làng tủ thờ truyền thống Gò Công ở xã Tân Trung, mắm tôm chà, sơ ri,…

go-cong-2-1609744474.jpg
Một góc khu dân cư Nguyễn Trãi (nối dài) về đêm.

Thị xã Gò Công là địa phương đầu tiên đạt chuẩn “Thị xã văn minh đô thị” giai đoạn 2013- 2015 và ngày 27/8/2020 tiếp tục đón nhận Quyết định đạt chuẩn văn minh đô thị giai đoạn 2016- 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang và được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.

Một trong những sự kiện nổi bật của thị xã Gò Công là vào ngày 29/8/2015, cầu Mỹ Lợi đi vào hoạt động, thông tuyến Tiền Giang - Long An - TP.HCM đã mở ra bước đệm mới trong việc lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế- xã hội ở nhiều địa phương.

go-cong-1-1609744474.jpg
Cầu Mỹ Lợi nối liền Tiền Giang- Long An- TP.HCM.

Ông Huỳnh Tuấn Dũng- Ủy viên Ban thường vụ Thị ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND thị xã Gò Công, cho biết: “Từ những kết quả đạt được, với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban thường vụ Thị ủy,… UBND thị xã Gò Công tiếp tục triển khai việc phát triển, hướng đến đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2025 và phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương…”.

go-cong-3-1609744474.jpg
Ông Huỳnh Tuấn Dũng- Phó Chủ tịch thường trực UBND thị xã Gò Công.

Được biết, phòng trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đạt nhiều kết quả quan trọng, có 62/62 ấp, khu phố văn hóa, 5 phường đạt chuẩn “Văn minh đô thị”, 7 xã đạt chuẩn “Văn hóa nông thôn mới”,… trong đó xã Long Hòa vừa được công nhận xã đạt chuẩn “Nông thôn mới nâng cao năm 2020”. Hệ thống cơ sở y tế được đầu tư hoàn thiện, phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân.

go-cong-5-1609744474.jpg
Đại tá Huỳnh Ngọc Huệ- Chủ nhiệm chính trị Bộ CHQS tỉnh Tiền Giang cùng lãnh đạo thị xã Gò Công trao quà cho người dân gặp khó khăn mùa dịch Covid 19.

Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Gò Công, trên địa bàn thị xã, chưa có khu xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, chỉ có khu dân cư Trương Định, các công ty, cơ sở may mặc, nhà hàng, khách sạn… trên địa bàn mới có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn, còn lại các hộ gia đình đều xử lý nước thải sơ bộ bằng hố ga, hầm tự hoại…

go-cong-4-1609744474.jpg
Từ phải sang: Ông Phạm Song Toàn- Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Long Thuận, ông Giản Bá Huỳnh- Chủ tịch UBND thị xã Gò Công, tác giả và hộ dân cùng chính quyền xã Long Thuận.

Ông Giản Bá Huỳnh- Ủy viên Ban thường vụ Thị ủy- Chủ tịch UBND thị xã Gò Công thể hiện quyết tâm: “Từ đồ án “Điều chỉnh quy hoạch chung TX. Gò Công đến năm 2030” và “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TX. Gò Công đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được phê duyệt, làm cơ sở để triển khai thực hiện hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng theo đúng tiến độ, góp phần nâng cao chất lượng sống của dân cư, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững. Giai đoạn trước mắt thị xã sẽ tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt và kêu gọi đầu tư ở các dự án khác…”.