Nước lọc có hạn sử dụng không? 90% không biết câu trả lời chính xác

Một điều khiến bạn bất ngờ đó là nước uống cũng có hạn sử dụng. Vậy hạn sử dụng của nước lọc là bao lâu? Liệu bạn có thể uống một chai nước hết hạn?

Hạn sử dụng của nước lọc là bao lâu?

Nhiều người không để ý trên nắp của chai nước khoáng thường được ghi ngày sản xuất và thời hạn sử dụng. Con số phụ thuộc vào thương hiệu nhưng thông thường có thể được sử dụng an toàn trong vòng 2 năm. Mặc dù vậy, có một điều thú vị là tại Mỹ, bạn có thể thấy các siêu thị, cửa hàng tạp hóa hay trạm xăng dầu ngang nhiên bán nước đóng chai hết hạn sử dụng mà không hề bị phạt. Đó là bởi Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định rằng nước uống có thể tồn tại vô thời hạn – miễn là chúng được bảo quản đúng cách. Một chai nước được bày trong siêu thị, trong tủ lạnh có thể được uống một cách an toàn ngay cả khi đã hết hạn.

Vậy thì nhà sản xuất in hạn sử dụng lên chai nước để làm gì? Thực tế, đó là hạn sử dụng của chiếc chai nhựa, chứ không phải nước bên trong. Không một công ty sản xuất nước đóng chai và chuyên gia y tế nào khuyên người tiêu dùng nên tái sử dụng những chai nước bằng nhựa. Bởi những chiếc chai này chỉ được thiết kế để dùng một lần.

ơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định rằng nước uống có thể tồn tại vô thời hạn – miễn là chúng được bảo quản đúng cách.

ơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định rằng nước uống có thể tồn tại vô thời hạn – miễn là chúng được bảo quản đúng cách.

Chuyên gia Brian Quốc Lê, tiến sĩ ngành Khoa học Thực phẩm, Đại học Wisconsin-Madison, đồng thời là tác giả của cuốn sách 150 câu hỏi về khoa học thực phẩm cho biết: "Nước đóng chai có thể bị hỏng do sự xuống cấp của chiếc chai nhựa đựng chúng, hòa tan các phân tử cực nhỏ vào bên trong nước. Các hợp chất này có thể làm cho nước của bạn có mùi vị như thuốc, clo hoặc ôzôn".

Mỗi chai nước đều tiết ra một chút hóa chất trong thời gian bảo quản. Một số hóa chất trong số này sẽ độc hại hơn những hóa chất khác, chẳng hạn như antimon, một chất hóa học có thể gây hại cho dạ dày và ruột của bạn, và este phthalate, có thể phá vỡ hệ thống nội tiết của bạn.

Chai thủy tinh giải phóng ít este antimon và phthalate hơn so với chai nhựa. Nhưng hầu hết nước đóng chai trên thị trường ngày nay đều được làm từ nhựa polyetylen terephthalate (PET). Loại nhựa này có xu hướng giải phóng nhiều antimon nhất trong số tất cả các vật liệu làm chai nước thông thường.

Nhận biết một chai nước bị thiu do nhiễm khuẩn

Ngoài hóa chất, nước trong chai của bạn còn phải đối mặt với một tác nhân nguy hiểm khác đó chính là mầm bệnh. Như FDA đã nói, trong khi các công ty sản xuất nước đóng chai phải trải qua quy trình thực hành sản xuất tốt (CGMP), đôi khi việc kiểm tra quy trình này vẫn có lỗ hổng khiến tai nạn có thể xảy ra.

Nếu nước có mùi chua, ôi thiu, mùi của nấm mốc hoặc đầm lầy, đó là một chai nước đã bị hỏng. Ngoài ra bạn có thể nhìn vào nắp của chai nhựa, hoặc các vị trí khác trong chai. Nếu thấy ở đó có một màng nhầy mỏng, nước trong chai này cũng không còn uống được.

Nếu nước có mùi chua, ôi thiu, mùi của nấm mốc hoặc đầm lầy, đó là một chai nước đã bị hỏng. Ngoài ra bạn có thể nhìn vào nắp của chai nhựa, hoặc các vị trí khác trong chai. Nếu thấy ở đó có một màng nhầy mỏng, nước trong chai này cũng không còn uống được.

Ngoài virus thì nấm men, nấm mốc và vi khuẩn cũng có thể chui vào chai nước của bạn, thường là trong quá trình đóng gói hoặc vận chuyển. Nếu bạn uống chai nước đó ngay lập tức, vi khuẩn sẽ không có thời gian để sinh sôi đến mức độ khiến bạn bị ốm. Nhưng nếu để chai nước đó dưới ánh sáng mặt trời trong một thời gian dài, bạn sẽ tạo ra một môi trường ấm áp, ổn định để chúng nhân lên và phát triển.

Vậy làm thế nào để biết chai nhựa của bạn có bị nhiễm mầm bệnh hay không? Chuyên gia cho biết bạn có thể dựa vào mùi vị của nước. Nếu nước có mùi chua, ôi thiu, mùi của nấm mốc hoặc đầm lầy, đó là một chai nước đã bị hỏng. Ngoài ra bạn có thể nhìn vào nắp của chai nhựa, hoặc các vị trí khác trong chai. Nếu thấy ở đó có một màng nhầy mỏng, nước trong chai này cũng không còn uống được.

Nếu bạn cố tình uống nước nhiễm khuẩn, tùy thuộc vào sức khỏe hệ miễn dịch của bạn, nhẹ thì bạn có thể bị sốt, đau bụng, nặng thì bạn có thể bị nôn mửa, tiêu chảy đến mức phải nhập viện.