Mua bán nhà đất giấy tờ viết tay có hợp pháp không: Ai mua bán giấy viết tay được cấp Sổ Đỏ?

Theo quy định những trường hợp này mua bán nhà đất giấy tờ viết tay sẽ được câp sổ đỏ, người dân nên biết sớm

 Mua bán nhà đất giấy viết tay là gì?

Do nhà đất là một tài sản quan trọng có giá trị nên khi mua bán người ta thường làm thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp mua bán nhà đất giấy viết tay do đất chưa có Sổ đỏ- giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc do lý do khách quan từ hai bên mua bán. Tuy nhiên, rất nhiều người thắc mắc vậy việc mua bán nhà đất giấy viết tay có hợp pháp không và ai là người mua bán nhà đất giấy viết tay được là Sổ Đỏ?

Ai mua bán nhà đất Giấy viết tay được cấp Sổ Đỏ

Theo quy định của luật Đất đai năm 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, do lịch sử để lại, nhiều trường hợp người dân mua nhà, đất trước đây chỉ bằng văn bản viết tay. Để giải quyết tình trạng này, luật đã cho phép cấp sổ hồng cho trường hợp mua bán bằng giấy tay. Theo đó, có 2 trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tay sẽ được cấp sổ đỏ.

Mua bán nhà đất giấy viết tay có hợp pháp không?

Mua bán nhà đất giấy viết tay có hợp pháp không?

- Trường hợp 1, sử dụng đất do chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 1.1.2008.

- Trường hợp 2, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ ngày 1.1.2008 đến trước ngày 1.7.2014 mà đất có sổ hồng.

Nhưng vậy, theo Luật đất đai thì chỉ có 2 trường hợp trên, người dân khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp sổ hồng không phải nộp hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực, chỉ cần nộp giấy tờ mua bán viết tay. Việc cấp sổ hồng cho nhà đất mua bán bằng giấy tay có lợi cả đôi đường khi nhà nước dễ quản lý, thu được tiền sử dụng đất các loại thuế phí. Người dân khi có sổ hồng, được chuyển mục đích sử dụng đất cũng thực hiện được đầy đủ quyền của mình và sử dụng đất đúng luật, xây dựng đúng luật"

Mua bán đất bằng giấy viết tay có hợp pháp không?

Theo Khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì người sử dụng đất có đất được mua, tặng cho bằng giấy viết tay thuộc một trong 02 trường hợp sau đây và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất:

(1) Người sử dụng đất đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008;

(2) Người sử dụng đất đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định.

Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp sổ đỏ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền SDĐ nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp mua bán nhà đất giấy viết tay được là sổ đỏ

Trường hợp mua bán nhà đất giấy viết tay được là sổ đỏ

Thủ tục cấp sổ đỏ khi mua đất bằng giấy viết tay mới nhất

Hồ sơ cấp sổ đỏ cho đất mua bằng giấy viết tayNgười SDĐ chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014:

- Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu theo Mẫu số 04/ĐK;

Mẫu đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ (04a/ĐK)- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43 đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;

- Một trong các giấy tờ về tài sản gắn liền với đất như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm theo quy định đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Đối với đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);

- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).