Chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi bao nhiêu là an toàn? Làm sao để kiểm soát?

Quan tâm và theo dõi chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi thường xuyên là biện pháp đơn giản để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, tham khảo những cách hiệu quả giúp ngăn ngừa đường huyết tăng cao còn giúp người cao tuổi chủ động giữ gìn sức khỏe.

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết trong tiếng Anh là glycemic index (viết tắt là GI), được dùng để đánh giá nồng độ đường  glucose trong máu, đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. 

Sự ổn định lượng của chỉ số GI này vô cùng quan trọng, bởi nếu nó quá cao sẽ gây bệnh đái tháo đường và các biến chứng liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là thận và mạch máu.

 Chỉ số đường huyết là nồng độ đường có trong máu tại thời điểm đo
Chỉ số đường huyết là nồng độ đường có trong máu tại thời điểm đo

2. Mức chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi

Dưới đây là một số mức chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi theo từng thời điểm và dựa trên các tình trạng sức khỏe khác nhau.

2.1. Chỉ số đường huyết trung bình của người trên 60 tuổi

Chỉ số đường huyết bình thường của người cao tuổi rơi vào khoảng 4.0 - 5.6mmol/l. Nếu chỉ số GI thường xuyên đạt trên 5.7 - 6.9mmol/l là dấu hiệu của tình trạng tiền tiểu đường, nếu nó vượt mức 7mmol/l là biểu hiện của bệnh tiểu đường.

2.2. Chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi trong khi ngủ

Thông thường, chỉ số đường huyết luôn tăng nhẹ vào thời điểm trước khi đi ngủ. Người cao tuổi nên đo đường huyết vào khoảng thời gian trước khi ngủ từ 15 - 20 phút. 

Nếu con số này rơi vào khoảng từ 110 - 115mg/dL tương đương 6 - 8.3mmol/l cho thấy mức đường huyết bình thường, không gặp vấn đề. Nếu chỉ số vượt ngưỡng này, người cao tuổi cần tiếp tục theo dõi và thăm khám bác sĩ nếu thường xuyên có mức đường huyết quá cao. 

2.3. Chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi trong tình trạng đói

Nồng độ đường huyết được đo lúc đói cho kết quả chính xác nhất so với tất cả các thời điểm khác. Con số GI được coi là bình thường nếu nó rơi vào khoảng 3.9 - 5mml/l, tương đương 70 - 92mg/dL. Nếu con số vượt mức này, rất có thể người cao tuổi đã bị tiểu đường hoặc bệnh liên quan đến tim mạch. 

2.4. Chỉ số đường huyết của người cao tuổi sau khi ăn no

Theo khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa, người già không nên đo chỉ số GI sau khi ăn no bởi lượng đường trong thức ăn có thể làm ảnh hưởng đến kết quả, dẫn tới con số không chính xác. Người già nên đợi 1 - 2 giờ sau khi ăn rồi đo đường huyết. Thông thường, chỉ số đường huyết lúc này sẽ cao hơn so với khi đói. 

Chỉ số đường huyết được đo sau 1 - 2 tiếng ăn được coi là ổn định và bình thường khi đạt khoảng 6.6mmol/l, tương đương 120mg/dL. Trường hợp chỉ số vượt mức này, trên 6.6 và dưới 10.1mmol/l, người lớn tuổi có nguy cơ bị tiểu đường và nếu trên 10.1mmol/l, nguy cơ tiểu đường là rất cao.

 Không nên đo chỉ số đường huyết sau khi ăn vì kết quả có thể không chính xác
Bạn không nên đo chỉ số đường huyết sau khi ăn vì kết quả có thể không chính xác

3. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi tăng cao bất thường

Theo các chuyên gia có nhiều nguyên nhân tác động đến sự biến động của chỉ số đường huyết. Một vài tác nhân ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi phải kể đến như:

3.1. Thừa cân

Nguyên nhân này khiến các tế bào trong cơ thể trở nên kém nhạy cảm hơn, quá trình sản xuất insulin có nhiệm vụ làm ổn định đường huyết cũng giảm hiệu quả. Khi cơ thể thiếu insulin, đường huyết tăng cao hơn. Thừa cân và lượng mỡ nội tạng nhiều cũng làm giảm hiệu quả của insulin.

3.2. Suy giảm chức năng của tuyến tụy do lão hóa tự nhiên

Tụy là cơ quan tổng hợp và sản xuất insulin chính cho cơ thể nên khi chức năng của nó yếu đi, lượng insulin cũng giảm theo và nồng độ đường trong máu không được kiểm soát tốt.

3.3. Ít vận động

Người cao tuổi không thường xuyên hoạt động khiến cho cơ thể trở nên kém linh hoạt, không còn săn chắc, khỏe mạnh, dẫn tới khả năng kiểm soát đường huyết sụt giảm.

 Thừa cân, ít vận động là nguyên nhân dẫn tới chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi tăng cao
Thừa cân, ít vận động là nguyên nhân dẫn tới chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi tăng cao

4. Dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng ở người già

Những triệu chứng bất thường khi đường huyết tăng cao ở người già mà bạn cần được chú ý để có phương án xử lý kịp thời, bao gồm:

4.1. Đau, tê hoặc cảm giác ớn lạnh ở bàn chân

Nếu lượng đường trong máu của người trên 60 tuổi liên tục tăng cao, các mạch máu ở xa cơ thể bị tổn thương, đặc biệt là vùng bàn chân sẽ xuất hiệu các dấu hiệu đầu tiên.

Người già bị tiểu đường thường cảm thấy bàn chân ngứa ran, bỏng rát, tê bì, mất cảm giác, thậm chí nặng hơn là ớn lạnh, đau ngắt quãng... Ở mức độ trầm trọng, bệnh nhân tiểu đường còn có thể bị loét bàn chân, mất cảm giác ở chân, cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ bàn chân.

4.2. Mắt mờ dần

Lượng đường trong máu tăng quá mức cũng có thể dẫn đến bệnh võng mạc, giảm thị lực đặc biệt là vào ban đêm. Do đó, người cao tuổi sau khi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra đáy mắt định kỳ 6 tháng, tránh gặp các tổn thương võng mạc mà không hay biết.

4.3. Tăng số lần đi tiểu vào ban đêm

Người già thường chỉ đi tiểu khoảng 1 - 2 lần mỗi đêm, lượng nước tiểu từ 300 - 400 ml. Nếu số lần tăng quá 3 lần hoặc lượng nước vượt quá 750ml là dấu hiệu ống thận bị tổn thương và tình trạng đường huyết trong cơ thể tăng cao quá mức. 

4.4. Nước tiểu có nhiều bọt

Nếu nước tiểu của người già thường xuyên xuất hiện bọt li ti, rất có thể những người này đã bị albumin niệu vi lượng. Tình trạng này xuất hiện khi thận rò rỉ một lượng nhỏ albumin vào nước tiểu. Dấu hiệu này có mối liên quan nhất định với chỉ số đường huyết tăng cao hoặc do bệnh thận đái tháo đường gây ra.

4.5. Không còn ham muốn tình dục

Nếu nam giới trên 60 tuổi mắc bệnh tiểu đường thường gặp tình trạng đột ngột không còn ham muốn, thời gian cương cứng cũng giảm sút. Dấu hiệu rối loạn chức năng tình dục này do tăng đường huyết. Các nghiên cứu lâm sàng nghiên cứu về những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường trên 10 năm, các chuyên gia kết luận nhóm đối tượng này có nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương cao gấp 3 đến 4 lần so với người bình thường.

Nam giới trên 60 tuổi có thể bị suy giảm khả năng tình dục nếu mắc bệnh tiểu đường

Nam giới trên 60 tuổi có thể bị suy giảm khả năng tình dục nếu mắc bệnh tiểu đường

5. Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Phải khẳng định rằng, bệnh tiểu đường vô cùng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người cao tuổi. Nếu chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi không được quan tâm theo dõi, dẫn tới tiểu đường và đái tháo đường trầm trọng, người bệnh có thể gặp hàng loạt biến chứng nguy hiểm như:

  • Mù lòa do thị lực tổn thương nghiêm trọng.
  • Tổn thương thần kinh dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, phải cắt cụt 1 phần hoặc toàn bộ chân tay.
  • Bệnh lý tim mạch, nguy hiểm nhất là đột quỵ hay nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong.
  • Suy giảm thị lực, gặp biến chứng võng mạc, xuất huyết đáy mắt hoặc đục thủy tinh thể. Theo thống kê, gần 1/5 người Mỹ lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường cho biết họ bị suy giảm thị lực.
  • Biến chứng thần kinh: Đường trong máu cao làm tổn thương các sợi thần kinh ngoại vi, người bệnh gặp cảm giác tê bì, ngứa ran như kiến bò, buồn bực chân tay. 
  • Rối loạn nhận thức, mất trí nhớ kiểu Alzheimer: Nguy cơ cao gấp đôi so với những người không mắc tiểu đường ở cùng độ tuổi. 
  • Nguy cơ gãy xương: Theo thống kê, phụ nữ bị tiểu đường có nguy cơ gãy xương hông và cánh tay cao hơn người bình thường. 
  • Nguy cơ té ngã: Việc tăng và hạ đường huyết đột ngột có thể khiến người già dễ mất thăng bằng. 
 Người già bị tiểu đường có nguy cơ té ngã rất cao
Người già bị tiểu đường có nguy cơ té ngã rất cao

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Từ việc tìm hiểu chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi có thể thấy, việc giữ cho mức GI ổn định vô cùng quan trọng. Người già nên chú ý chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt theo khuyến nghị của chuyên gia dưới đây để luôn có sức khỏe tốt nhất.

6.1 Chế độ ăn uống cho người trên 60 tuổi

Những thực phẩm tốt cho người cao tuổi phải kể tới:

  • Các loại bột được làm từ 100% ngũ cốc nguyên hạt.
  • Những thực phẩm giàu đạm gồm: cá hồi, thịt bò, thịt cừu, trứng, sữa chua, phô mai nên được ưu tiên sử dụng bởi chúng có thể giúp duy trì sự ổn định của đường huyết. Tuy nhiên, cần tránh chế biến với dầu mỡ, đường để không làm tăng chỉ số GI. 
  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, phổ biến nhất là rau xanh tươi, trái cây (ngoại trừ nước ép, đặc biệt là nước ép thêm đường), đậu hà lan và ngũ cốc nguyên hạt có lợi ích rất tốt trong việc giảm thiểu tác động của carbohydrate lên chỉ số đường huyết.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa ít năng lượng hơn như rau, nấm khô, dưa chuột...

Những thực phẩm người già nên tránh bao gồm:

  • Đường: Tránh cho thêm đường vào các loại đồ uống. Nếu muốn thêm hương vị ngọt, người già có thể sử dụng một chút mật ong, bột dừa hoặc bột hạnh nhân.
  • Đồ uống có chứa đường nhân tạo, gồm có: nước ngọt, nước trái cây, soda. 
  • Bia và rượu cũng không tốt cho sự ổn định đường huyết ở người già.

Lịch ăn uống cho người lớn tuổi cần chú ý:

  • Giữ lịch ăn 3 bữa chính đúng giờ, không bỏ bữa dù không đói nhưng cũng không nên ăn quá no.
  • Chỉ nên ăn thịt trong 2 bữa mỗi ngày, bữa chính và bữa phụ còn lại chỉ ăn rau và sản phẩm làm từ ngũ cốc.

6.2. Chế độ sinh hoạt cho người trên 60 tuổi

Chế độ sinh hoạt điều độ không chỉ tốt cho chỉ số đường huyết mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tuổi tác. Người già nên:

  • Thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài tập vừa sức như đi bộ, đi dạo, bơi lội, leo cầu thang, tập dưỡng sinh… 
  • Ngủ đủ giấc và ngủ sớm, hạn chế uống nước trước khi ngủ để giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Khám sức khỏe tổng quát định kỳ, theo dõi tình trạng cơ thể thường xuyên để báo cáo với bác sĩ, giúp việc phát hiện bệnh tiểu đường dễ dàng hơn.  
 Giấc ngủ sâu vô cùng quan trọng đối với người trên 60 tuổi
Giấc ngủ sâu vô cùng quan trọng đối với người trên 60 tuổi

Chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi luôn cần được quan tâm, theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh tiểu đường và điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh đó, người trên 60 cũng nên đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng và xây dựng lối sống lành mạnh để hưởng tuổi già vui khỏe.