Uống nước hắc kỷ tử có tác dụng gì?

Hắc kỷ tử được coi là thần dược đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được công dụng của loại quả này.

Khi nhắc đến kỷ tử, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến loại kỷ tử có màu đỏ (gọi là kỷ tử đỏ hoặc câu kỷ tử). Đây là nguyên liệu thường xuất hiện trong các bài thuốc cổ truyền, có thể sử dụng để pha trà hoặc dùng để nấu ăn. Ngoài kỷ tử đó, chúng ta còn có hắc kỷ tử.

Hắc kỷ tử có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết đến.

Tên khoa học của hắc kỷ tử là lycium ruthencium. Đây là một loại cây họ cà, mọc hoang dã. Hắc kỷ tử có nguồn gốc từ khu tự trị Ningxia Hui ở vùng ngoại ô phía Đông của cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc. Loại thảo dược này được gọi bằng một số cái tên như Chinense Boxthorn, WolfberryChinense, Wolfberry...

Hắc kỷ tử.

Hắc kỷ tử.

Quả hắc kỷ tử có dạng tròn, mọng. Khi chín, quả có màu đen. Đường kính của quả hắc kỷ tử rơi vào khoảng 0,5 cm. Bên trong quả có nhiều hạt hình thận. Quả hắc kỷ tử có vị ngọt. Quả hắc kỷ tử (kỷ tử đen) khi ngâm vào nước có thể làm nước chuyển sang màu xanh hoặc tím.

Hắc kỷ tử hiếm hơn và được đánh giá là có tác dụng tốt hơn kỷ tử đỏ. Từ lâu, phụ nữ Tây Tạng đã sử dụng loại quả này để làm đẹp da, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe.

Nghiên cứu của khoa học hiện đại chỉ ra rằng hắc kỷ tử chứa nhiều OPCs (Oligomeric Proanthocyanidins). Đây là bioflavonoids (các hợp chất thực vật phức tạp) có lợi cho sức khỏe. Nồng độ của OPCs trong hắc kỷ tử được đánh giá là cao nhất được phát hiện trong tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy OPCs có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 20 lần so với vitamin C và mạnh gấp 50 lần so với vitamin E.

Quả hắc kỷ tử (kỷ tử đen) khi ngâm vào nước có thể làm nước chuyển sang màu xanh hoặc tím.

Quả hắc kỷ tử (kỷ tử đen) khi ngâm vào nước có thể làm nước chuyển sang màu xanh hoặc tím.

Hắc kỷ tử giàu protein, các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các chất chống oxy hóa (oligomeric proanthocyanidins), beta-carotene, lycopene, zeaxanthin, cryptoxanthin, lutein...

Ngoài ra, hắc kỷ tử còn chứa các hợp chất giúp giảm phản ứng phân hủy oxy hóa khử của lipid, ngăn sự hình thành mô mỡ, kích thích đốt cháy mỡ trong cơ thể.

Carotenoid và OPCs trong hắc kỷ tử kết hợp với nhau có tác dụng bảo vệ thị lực, giảm xuất huyết mao mạch.

Lutein và zeaxanthin là các carotenoid có tác dụng bảo vệ thị lực, ngăn chặn sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng...

Các chất chống oxy hóa trong hắc kỷ tử cũng có tác dụng tốt đối vệ hệ thần kinh, bảo vệ tế bào thần kinh, chống oxy hóa các dây thần kinh não.

Theo Đông y, hắc kỷ tử có vị ngọt, đi vào kinh can thận. Loại thảo dược này được nhắc đến trong nhiều sách y học cổ truyền, trong đó, sách Bản thảo kinh sơ có đề cập: Hắc kỷ tử bổ can thận, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, rất tốt để ích tinh, minh mục (sáng mắt). Sách Dược tính bản thảo lại viết: Hắc kỷ tử bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần, trị chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn gây xây xẩm mặt mày, mệt mỏi, di tinh, đau mắt, mỏi mắt, quáng gà.

Về cách sử dụng, bạn có thể dùng hắc kỷ tử để pha lấy nước uống (cho hắc kỷ tử vào nước, hãm như hãm trà). Mỗi lần dùng 5 gram hắc kỷ tử với 200ml nước ấm. Ngoài ra, có thể đem hắc kỷ tử ngâm rượu. Ngoài ra, có thể dùng hắc kỷ tử để nấu các món hầm, canh, súp.

Lưu ý, hắc kỷ tử để lâu sẽ bị giảm dược tính.