Uống nước dừa có tốt không? Nước điện giải thiên nhiên ban tặng

Uống nước dừa có tốt không? Thực tế uống nước dừa rất tốt, chúng chứa ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin và nhiều loại dinh dưỡng khác nhau. Thức uống này mang nhiều lợi ích như cải thiện hệ tiêu hoá, tăng cường sức khoẻ tim mạch, ổn định huyết áp,...

1. Thành phần có trong nước dừa

Thành phần có trong nước dừa sẽ là căn cứ để xác định uống nước dừa có tốt không. Trong 240ml nước dừa có chứa các chất bao gồm:

  • 3g chất xơ.
  • 2g protein.
  • 9g carbohydrate.
  • 11g đường.
  • 10% nhu cầu vitamin C của cơ thể hàng ngày.
  • 15% nhu magie của cơ thể hàng ngày.
  • 17% nhu cầu mangan của cơ thể hàng ngày.
  • 11% nhu cầu natri của cơ thể hàng ngày.
  • 17% nhu cầu kali của cơ thể hàng ngày.
  • 6% nhu cầu canxi của cơ thể hàng ngày.
Nước dừa chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn và đa dạng
Nước dừa chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn và đa dạng

2. Uống nước dừa có tốt không?

Tìm hiểu uống nước dừa có tốt không cho thấy nước dừa mang lại hiệu quả trong việc cải thiện sức khoẻ đường ruột. Cụ thể:

2.1. Có lợi cho hệ tiêu hoá

Nước dừa có tác dụng giải nhiệt, cải thiện hệ tiêu hoá và ngăn ngừa vấn đề đường ruột như nhuận tràng, chống táo bón, bù nước, điều trị chứng tiêu chảy.

Uống nước dừa có tốt không? Uống nước dừa rất tốt trong việc cải thiện hệ tiêu hoá
Uống nước dừa có tốt không? Uống nước dừa rất tốt trong việc cải thiện hệ tiêu hoá

2.2. Làm đẹp da

Cytokinin trong thành phần nước dừa giúp ngăn ngừa quá trình lão hoá của tế bào da, cân bằng độ pH và cấp ẩm do da. Nước dừa chứa nhiều chất chống oxy hoá, bảo vệ tế bào chống lại các gốc tự do gây hại, từ đó ngăn chặn và đẩy lùi quá trình lão hoá.

2.3. Ổn định huyết áp

Dưỡng chất trong nước dừa có khả năng điều hoà huyết áp. Các nhà khoa học phát hiện nước dừa ngăn cản sự hình thành của huyết khối, phòng chống nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ

2.4. Ngăn ngừa táo bón

Nước dừa có đặc điểm thanh mát, giải nhiệt, nhuận trường và ngăn ngừa tình trạng táo bón.

2.5. Ngăn ngừa sỏi thận

Đây là thức uống có khả năng ngăn cản quá trình tích tụ các tinh thể hình thành sỏi thận ở bộ phận bài tiết. Ngoài ra, nước dừa còn giúp hạn chế lượng sỏi kết tụ cũng như tình trạng sản sinh các gốc tự do nhờ quá trình phân giải nồng độ oxalat cao trong nước tiểu.

Nước dừa chứa các hợp chất có khả năng ngăn cản quá trình hình thành sỏi thận
Nước dừa chứa các hợp chất có khả năng ngăn cản quá trình hình thành sỏi thận

2.6. Cải thiện bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu chứng minh nước dừa có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu, cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh nhân tiểu đường.

3. Lưu ý khi uống nước dừa

Sau khi biết được uống nước dừa có tốt không, bạn cũng cần hiểu rõ các chú ý quan trọng khi sử dụng loại đồ uống này. Cụ thể:

  • Nước dừa không tốt cho người bị huyết áp thấp.
  • Nước dừa cần được bảo quản đúng cách. Việc sử dụng nước dừa bị thiu, chua rất dễ gây nguy cơ đau bụng và tiêu chảy.
  • Các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên uống 1 - 2 quả dừa/ngày.
  • Mẹ bầu nên hạn chế uống nước dừa ở những tháng đầu tiên của thai kỳ. Hãy sử dụng từ tháng thứ 3, khi thai nhi đã ổn định.
Mặc dù nước dừa mang nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng bạn chỉ nên sử dụng 1 - 2 quả/ngày
Mặc dù nước dừa mang nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng bạn chỉ nên sử dụng 1 - 2 quả/ngày

4. Ai cần hạn chế nước dừa?

Tuy nước dừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ nhưng không phải đối tượng nào cũng phù hợp với loại đồ uống này. Dưới đây là cảnh báo những đối tượng không nên sử dụng nước dừa sau khi đã nắm được uống nước dừa có tốt không. Cụ thể:

  • Người huyết áp thấp, bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
  • Bệnh nhân thấp khớp, trĩ, mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch không nên uống nước dừa. Tính hàn của thức uống này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

5. Một số câu hỏi liên quan đến nước dừa

Bạn có thể tham khảo thêm các giải đáp liên quan đến uống nước dừa có tốt không dưới đây.

5.1. Người đang sốt có uống nước dừa được không?

Người đang sốt hoàn toàn có thể sử dụng nước dừa. Các chất điện giải có thể khắc phục tình trạng mất nước ở người bệnh. Ngoài ra, dưỡng chất và vitamin trong thành phần của đồ uống này giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân.

5.2. Nên ăn cùi dừa như thế nào?

Cùi dừa chứa nhiều calo và chất béo, làm tăng nồng độ cholesterol có ích và giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Tuy nhiên, các khuyến cáo từ chuyên gia đều cho rằng, nếu ăn cùi dừa hàng ngày có thể gây thừa cân, béo phì và rối loạn chuyển hoá. Ngoài ra, ăn quá nhiều cùi dừa có thể gây đầy bụng, khó chịu.

Dù cùi dừa chứa các cholesterol có lợi nhưng việc lạm dụng có thể gây béo phì, thừa cân
Dù cùi dừa chứa các cholesterol có lợi nhưng việc lạm dụng có thể gây béo phì, thừa cân

5.3. Nên uống nước dừa khi nào?

Việc uống nước dừa vào thời điểm thích hợp sẽ phát huy tối đa lợi ích sức khoẻ mà thức uống này mang lại. Một số thời điểm các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng bao gồm:

  • Trước và sau ăn: Điều này giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn.
  • Trước khi ngủ: Nước dừa có khả năng thư giãn thần kinh và cơ bắp. Vì vậy, sử dụng nước dừa trước khi ngủ giúp bạn bước vào giấc ngủ sâu dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc này giúp làm sạch đường tiết niệu, đào thải độc tố.

5.4. Uống nước dừa mỗi ngày có tốt không?

Bạn có thể uống 1 - 2 quả dừa/ngày nhưng không nên uống với tần suất quá thường xuyên. Điều này có khả năng gây béo phì và nhịp tim không ổn định.

Uống nước dừa có tốt không? Câu trả lời là rất tốt. Nước dừa là thức uống điện giải tốt giúp cải thiện hệ tiêu hoá, ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh lý về thận, sỏi thận. Tuy nhiên, thức uống này không thể thay thế vai trò của nước lọc và có thể gây ra béo phì nếu bạn lạm dụng quá nhiều.