Chiêm ngưỡng top những sa mạc lớn nhất thế giới: Bất ngờ với vị trí đầu tiên

Khi nhắc đến sa mạc lớn nhất thế giới, chắc hẳn bạn sẽ liên tưởng ngay đến những vùng đất khô cằn, có bão cát và khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Qua những thông tin cụ thể, mọi người sẽ dễ dàng nắm rõ những đặc điểm đặc thù và có cái nhìn tổng quan hơn về khu vực này.

1. Sa mạc là gì?

Trước khi tìm hiểu các sa mạc lớn nhất thế giới, hãy cùng tham khảo một số thông tin liên quan đến sa mạc để hiểu hơn về đặc điểm khí hậu ở đây. Cũng giống với những hoang mạc, sa mạc thường là những nơi có khí hậu tương đối khắc nghiệt với lượng mưa khá thấp. Tuy nhiên, khí hậu và điều kiện sống ở sa mạc lại khắc nghiệt hơn gấp nhiều lần so với hoang mạc.

Thông thường, lượng mưa ở sa mạc khá thấp kèm theo đó là lượng bốc hơi lớn do nhiệt độ cao hơn. Độ ẩm không khí của những nơi này theo như máy đo gần như bằng 0. Không những thế, lượng bức xạ mặt trời ở nơi đây cũng lớn vô cùng, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm cực kỳ cao thậm chí lên đến 80 độ C.

Cũng chính khí hậu khắc nghiệt như thế, hầu hết các loại động vật có khả năng chịu hạn, chịu nóng và khát tương đối cao vẫn không thể chịu nổi khi sinh sống ở đây. Chỉ có một số ít những loài có khả năng chịu hạn phi thường như lạc đà mới có thể tồn tại, đây cũng chính là lý do ta thường thấy lạc đà sống ở khu vực này.

Sa mạc là những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa thấp
Sa mạc là những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa thấp

2. Tiêu chí xếp hạng sa mạc lớn nhất thế giới

Đa số mọi người khá thắc mắc không biết các nhà nghiên cứu, khoa học dựa vào những tiêu chí nào để xếp hạng các sa mạc lớn nhất thế giới. Sau đây là những đặc điểm được dựa vào để làm cơ sở sắp xếp, bao gồm:

  • Diện tích: Đây là tiêu chí không thể thiếu để phân loại, xếp hạng các sa mạc lớn nhất. Hầu hết mỗi khu vực sa mạc đều được hình thành với diện tích khác nhau giúp mọi người dễ dàng phân tích.
  • Loại hình: Những vùng sa mạc thường được phân tích dựa trên lượng mưa cùng nhiệt độ khí hậu quanh năm. Chính yếu tố này đã giúp các nhà nghiên cứu phân loại các khu vực.
  • Một số yếu tố khác: Ngoài ra, việc phân loại sa mạc còn được các chuyên gia dựa trên nhiều yếu tố như: Độ ẩm, thảm thực vật,...

3. Bật mí những sa mạc lớn nhất thế giới

Dưới đây là thông tin chi tiết về các sa mạc lớn nhất thế giới mà bạn nhất định không được bỏ qua để có cho mình những kiến thức hữu ích.

3.1. Sa mạc Ả Rập

Sa mạc Ả Rập sở hữu diện tích lên đến 2,3 triệu km2. Nơi đây còn được biết đến là một vùng hoang vu rộng lớn nằm tại Tây Á (trải dài từ Yemen đến vịnh Ba Tư và từ Oman đến Jordan và Iraq). Khu vực này nổi tiếng với nhiệt độ khá cao lên đến 54 độ C ở phần trung tâm sa mạc.

Sa mạc này có lượng mưa trung bình hàng năm nhỏ hơn 100mm, tùy theo địa điểm lượng mưa có thể dao động trong khoảng 0 - 500mm. Tuy nhiên, hoạt động tưới tiêu của con người đã giúp cho nhiều khu vực xung quanh sa mạc trở nên xanh mướt. 

Đây chính là dấu hiệu đáng mừng trong bối cảnh sa mạc hóa đang ngày càng gia tăng như hiện nay. Thế nhưng, việc sử dụng nước quá mức cũng gây nên tình trạng khô hạn mạch nước ngầm 20.000 năm trong vòng 50 năm tới.

Sa mạc Ả Rập có diện tích tương đối lớn
Sa mạc Ả Rập có diện tích tương đối lớn

3.2. Sa mạc Sahara

Sa mạc Sahara là cái tên tiếp theo trong danh sách sa mạc lớn nhất thế giới mà bạn không nên bỏ qua. Sa mạc này có diện tích vô cùng rộng lớn khi trải dài qua 10 quốc gia khác nhau, bao gồm:  Libya, Mali, Algeria, Chad, Mauritania, Tunisia, Morocco, Ai Cập, Niger, Sudan. 

Vùng sa mạc này có diện tích hơn 9 triệu km2 phủ lên hầu hết Bắc Phi, đặc biệt vùng này còn mở rộng thêm gần 650.000 km2 từ năm 1962. Hàng năm, lượng mưa ở sa mạc Sahara rất thấp chỉ khoảng 25mm mỗi năm. Thậm chí, phía Đông của sa mạc này chỉ có lượng mưa của 5mm.

Mưa ở khu vực sa mạc Sahara thường chỉ tồn tại như một dạng sương mù do thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa đêm và ngày. Trong ngôn ngữ Ả Rập, từ Sahara có nghĩa là “Đại sa mạc”, nơi đây có nhiều đặc điểm khác biệt như đụn cát khổng lồ, cao nguyên đá, sông suối, thung lũng khô cằn, hệ thống động thực vật đa dạng và ốc đảo xanh tươi.

Sa mạc Sahara nổi tiếng với những thung lũng khô cằn
Sa mạc Sahara nổi tiếng với những thung lũng khô cằn

3.3. Sa mạc Kalahari

Sa mạc Kalahari bao gồm cả một phần lãnh thổ của các quốc gia như: Namibia, Nam Phi, Botswana, Zimbabwe. Kalahari nằm ngay dưới bóng tối của Sahara với diện tích khoảng 930.000 km2. Sa mạc này sở hữu lượng mưa rất thấp, thậm chí dưới 200mm trong một số khu vực. Ngoài ra, bề mặt của sa mạc này có cát màu nâu đỏ khác đặc biệt phủ một lớp mỏng khắp nơi.

Theo các nhà khảo cổ học, Kalahari đã từng phát hiện dấu vết của lửa cháy cách đây khoảng 1 triệu năm. Thời điểm này cũng đánh dấu sự hiện diện hoạt động của con người từ thời xa xưa. Kalahari thực chất không phải là sa mạc thật sự bởi nơi đây vẫn có đủ nước để hỗ trợ cho sự sống và phát triển của thực vật.

Ở một số khu vực của Kalahari còn nhận được lượng mưa hơn 250mm mỗi năm. Đồng thời, khí hậu nơi đây có mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh. Cũng chính vì thế, Kalahari mang đến hình ảnh một vùng đất khá độc đáo bởi khí hậu khắc nghiệt nhưng cũng tràn đầy sức sống.

Sa mạc Kalahari dù có khí hậu khắc nghiệt nhưng cũng tràn đầy sự sống
Sa mạc Kalahari dù có khí hậu khắc nghiệt nhưng cũng tràn đầy sự sống

3.4. Sa mạc Gobi

Sa mạc Gobi là sa mạc lớn nhất thế giới nằm giữa vùng lãnh thổ của Mông Cổ và Trung Quốc. Sa mạc này có diện tích lên đến 1,3 triệu km2 cùng những cảnh quan cực kỳ đa dạng. Đến với sa mạc Gobi, bạn sẽ bất ngờ với hình ảnh cồn cát, vùng đồng bằng sỏi và những ngọn núi đá vô cùng hùng vĩ. Mùa hè ở đây khá oi bức với nhiệt độ vượt quá 40 độ C, tuy nhiên mùa đông Gobi lại trở thành thế giới tuyết với nhiệt độ giảm sâu lên đến - 40 độ C.

Sa mạc Gobi có lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng từ 50mm - 200mm và là nơi hình thành mùa khô, mùa mưa. Ngoài ra, nơi đây cũng là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tận hưởng vẻ đẹp của sa mạc và khám phá những bí mật từ ngàn năm về trước của khủng long.

Gobi nổi tiếng với hình ảnh cồn cát 
Gobi nổi tiếng với hình ảnh cồn cát 

3.5. Sa mạc Great Victoria

Sa mạc Great Victoria là vùng sa mạc nằm chủ yếu tại nước Úc với diện tích rộng lớn lên đến 647.000 km2. Nơi đây tạo nên quang cảnh khá độc đáo với cồn cát và hồ muối vô cùng mới lạ. Great Victoria chính là sa mạc có lượng mưa thấp nhất trung bình chỉ 162mm. Đặc biệt, nơi đây có số lượng lớn lạc đà, loài động vật này cũng là mối đe dọa cho nguồn nước của khu vực.

Great Victoria là vùng sinh thái tạm thời của Úc, sa mạc này có dân cư khá thưa thớt và nổi tiếng với thảm thực vật hiếm hoi, khô cạn. Ngoài ra, nơi đây cũng là địa điểm không thể thiếu nếu bạn có ý định muốn khám phá vùng Tây Nam Úc.

Great Victoria có thảm thực vật khá hiếm hoi
Great Victoria có thảm thực vật khá hiếm hoi

3.6. Sa mạc Patagonia

Sa mạc lớn nhất thế giới Patagonia nằm ngay tại vùng Argentina. Tại đây chủ yếu là vùng cát không cây dọc theo dãy Andes cùng điểm đặc biệt là vùng có sườn ít mưa của dãy núi này. Với diện tích khổng lồ lên đến 630.000 km2 đã góp phần khiến cho nơi đây trở thành một phần quan trọng của Argentina.

Đến nơi đây, bạn sẽ bất ngờ với vùng đồng bằng không cây kéo dài từ Đại Tây Dương cho đến dãy Andes. Vùng đất này khá khắc nghiệt với lượng mưa thấp trung bình khoảng 160 - 200mm hàng năm. Chính môi trường khắc nghiệt đã khiến nơi này tồn tại nhiều thách thức với sự sống.

 Patagonia với môi trường khắc nghiệt
 Patagonia với môi trường khắc nghiệt

3.7. Sa mạc Great Basin

Sa mạc Great Basin với phạm vi bao phủ hầu hết Nevada và một phần của tah cùng một số bang khác. Great Basin sở hữu diện tích lên đến 490.000 km2 với lượng mưa lớn nhất được rơi xuống với dạng tuyết. Đặc biệt, mỗi năm tại đây có lượng mưa trung bình tương đối ổn dao động từ 150 - 300 mm.

Great Basin nổi tiếng với những hình thù kỳ lạ tạo nên bức tranh thiên nhiên độc đáo. Những biến đổi núi đá dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cũng là điểm tạo nên khác biệt cho nơi này.

Great Basin với những dãy núi đá độc đáo
Great Basin với những dãy núi đá độc đáo

3.8. Sa mạc Syria

Syria là sa mạc lớn nhất thế giới nằm tại phía Bắc bán đảo Ả Rập thuộc Syria. Diện tích tại vùng sa mạc này khoảng 518.000km2 và là vùng đất khá khô cằn, hoang tàng. Ngày nay, nơi đây đã được phát triển và mở nên các tuyến đường cao tốc và ống dẫn dầu phục vụ cho hoạt động đời sống.

Tại sa mạc Syria có lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 125mm. Khu vực này ngay từ thời cổ đại đã được châm ngòi sự sống và có nhiều khám phá hiện đại. Gần Syria còn có hồ dung nham sôi được phát hiện xung quanh khu vực từ năm 1850.

Sa mạc Syria có vùng đất khá khô cằn
Sa mạc Syria có vùng đất khá khô cằn

3.9. Sa mạc Chihuahua

Chihuahua là vùng sa mạc được ước tính với diện tích khoảng 282.000 km2 nằm dọc theo đường biên giới Mexico của Mỹ. Diện tích ở sa mạc bao phủ phần lớn bang Chihuahua của Mexico. Bên cạnh đó còn có một số bang của New Mexico, Texas, Arizona của Mỹ với lượng mưa trung bình mỗi năm ít hơn 228mm.

Cũng giống như những sa mạc khác trên thế giới, Chihuahua được bao bọc bởi dãy núi Sierre Madre Occidental (phía Tây) kèm theo đó là dãy Sierra Madre Oriental (phía Đông). Hai dãy này là nguyên nhân khăn hơi nước từ Thái Bình Dương và vịnh Mexico đi sâu vào đất liền. Phía dưới sa mạc còn có sự tồn tại của hơn 300 hang động. 

Bên cạnh đó, sau khi bị axit sunfuric xâm nhập vào núi đá vôi, công viên quốc gia Carlsbad Caverns đã được tiến hành xây dựng. Nơi đây cũng là điểm đến tham gia quan du lịch được nhiều người yêu thích.

Chihuahua có lượng mưa trung bình năm lớn hơn so với các sa mạc khác
Chihuahua có lượng mưa trung bình năm lớn hơn so với các sa mạc khác

Có thể nói, các sa mạc lớn nhất thế giới khiến không ít người phải tò mò với các đặc điểm thiên nhiên đặc biệt và có phần khắc nghiệt hơn so với những nơi khác. Đừng quên tìm hiểu thêm về các cảnh quan kỳ thú trên khắp vùng miền để có cái nhìn rộng mở về thế giới quanh ta.