Nhện nhà có độc không? Chuyên gia y tế hướng dẫn cách xử lý khi bị cắn

Những giải đáp xung quanh thắc mắc nhện nhà có độc không giúp bạn xác định được mức độ nguy hiểm khi bị loại côn trùng này cắn để từ đó có cách xử lý vết thương phù hợp. Trên thực tế, loài nhện mang đến nhiều công dụng hữu ích hơn là tác hại, nếu chẳng may bị nhện cắn, bạn cũng không cần quá lo ngại.

1. Đặc điểm của loài nhện nhà

Để có thể trả lời được chính xác câu hỏi nhện nhà có độc không, trước tiên bạn cần biết và phân biệt được nhện nhà và các loài nhện khác. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên thế giới có hơn 40.000 loài nhện. Trong tổng số đó sẽ có loài thường bò vào nhà để sinh sống và trú ngụ. Dựa vào đặc tính này, chúng được gọi bằng cái tên nhện nhà. 

Bạn có thể dễ dàng phân biệt nhện nhà với các loài nhện khác nhờ vào các đặc điểm bên ngoài như: Nhện có 8 cái chân dài, phần bụng tròn, phần thân thường có màu nâu xám hoặc nâu đậm. 

Nhện nhà thường sinh sống và ẩn nấp ở những nơi chật hẹp, dựng mạng nhện ở nơi thiếu ánh sáng và khuất tầm nhìn của con người như tủ quần áo, kho chứa đồ, nhà vệ sinh… Thức ăn của chúng sẽ là các loại côn trùng kích thước nhỏ như kiến, ruồi, muỗi..

Đặc biệt, khả năng sinh tồn của nhện nhà rất tốt, nhiều tài liệu đã chứng minh rằng, chúng có thể sống nhiều tháng mà không cần con mồi, Tuổi thọ trung bình trong nhà của nhện nhà sẽ dao động trong khoảng 1 năm. Các nghiên cứu khoa học về loài này cũng cho thấy, nhện thường sinh sản theo cặp. Con đực và con cái cùng xây mạng nhện. 

nhen-nha-co-doc-khong-2-1714126483.jpg

Nhện nhà thường giăng tơ tại những vị trí khuất tầm nhìn

2. Nhện nhà có độc không?

Sau khi đã biết được các đặc điểm của nhện nhà, nhiều người tỏ ra thắc mắc vì không biết nhện nhà có độc không, nếu bị loài côn trùng này cắn có nguy hiểm đến tính mạng hay không. 

Trên thực tế, rất ít trường hợp bị nhện cắn bởi đặc tính của loài này là tự động rút lui khi thấy sự xuất hiện của con người. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị nhện nhà cắn. Khi đó, đa phần mọi người sẽ rất lo lắng, tìm mọi cách để chữa trị vết thương.

Thậm chí, một số người còn sợ hãi, tìm kiếm thông tin nhện cắn có ảnh hưởng đến tính mạng hay không để tự trấn an tâm lý của bản thân. Theo nhiều nghiên cứu, nhện nhà không phải là động vật gây nguy hiểm cho con người. Nếu chẳng may bị nhện nhà cắn bạn cũng không cần quá lo lắng, bởi các vết cắn không có đủ nọc độc để gây hại cho con người. 

nhen-nha-co-doc-khong-3-1714126482.jpg

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi nhện nhà có độc không là chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe 

3. Dấu hiệu và triệu chứng nhện nhà cắn

Khi tìm hiểu nhện nhà có độc không, đa phần mọi người sẽ quan tâm đến các dấu hiệu và triệu chứng khi bị loại côn trùng này tấn công.

Được biết, vết cắn của nhện nhà trông khá giống vết cắn của các loại côn trùng khác và bạn có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường nhờ vào các dấu hiệu tại thời điểm bị cắn như: cảm thấy một vùng da nhỏ ửng đỏ, sưng tấy rất nhẹ.

Sau khoảng từ 1 - 2 ngày, vết côn trùng cắn đó sẽ tự động dịu đi và da chúng ta hoàn toàn có thể trở về trạng thái bình thường mà không có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như làn da của bạn.

Một số triệu chứng thường gặp khi bị nhện nhà cắn bao gồm:

  • Ngứa da
  • Kích ứng da
  • Đỏ và phát ban
  • Khó chịu hoặc tê
  • Sưng tấy
  • Viêm
  • Một số người có thể bị sốt nhẹ

nhen-nha-co-doc-khong-4-1714126483.jpg

Vùng da sau khi bị nhện cắn thưởng ửng đỏ

4. Làm gì khi bị nhện nhà cắn?

Bạn cần ghi nhớ các việc cần làm sau khi bị nhện cắn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi biết rõ nhện nhà có độc không. Theo đó, để hạn chế chế các triệu chứng, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian như sử dụng nghệ tươi, khoai tây, muối, nha đam hoặc tỏi xay. Cụ thể:

  • Nghệ: Củ nghệ có thể được sử dụng để điều trị vết thương do nhện và các loại côn trùng cắn. Khi bị cắn, bạn hãy thoa hỗn hợp gồm một muỗng cà phê bột nghệ và dầu ô liu lên vết thương. Sau một giờ, thoa tiếp vào các khu vực bị ảnh hưởng. Thực hiện cách làm này trong nhiều ngày liên tiếp để hiệu quả thấy rõ.
  • Khoai tây: Dùng khoai tây là một phương pháp điều trị tuyệt vời cho vết cắn của nhện. Nếu vết cắn của nhện gây cảm giác bỏng rát, hãy cắt ngay một lát củ khoai tây và đắp lên vùng bị thương. Thực hiện cách này sẽ giúp giảm thiểu sưng và đau. Hãy lặp lại 2 đến 3 lần trong ngày và thực hiện phương pháp này trong 3 ngày liên tục để vết thương nhanh lành.
  • Muối: Muối cũng có thể được sử dụng để điều trị vết côn trùng cắn bởi trong đó có chứa nhiều đặc tính giúp chữa lành vết thương. Thao tác thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ thoa muối lên vùng bị thương và nhẹ nhàng băng vết thương lại để tránh bụi bẩn và ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Điều này làm giảm sự khó chịu và sưng tấy hiệu quả.
  • Gel lô hội: Thành phần chính của nha đam chứa chất chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên,. Điều này chứng tỏ đây là một phương pháp hỗ trợ điều trị vết cắn của nhện an toàn, hiệu quả. Nhờ đặc tính này mà vết sưng và cảm giác đau khi bị nhện cắn giảm đi. Bạn chỉ cần massage vùng bị đau bằng gel lô hội trong vài phút, để như vậy sau một khoảng 3 - 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Hãy lặp lại cách này nhiều lần trong ngày và thực hiện trong 3 ngày liên tục để thấy được hiệu quả.
  • Tỏi: Bạn hãy xay 3 - 4 tép tỏi, sau đó đắp lên vết nhện cắn và quấn băng qua đêm. Sáng hôm sau, hãy tháo băng và rửa sạch vùng da đã đắp tỏi với nước. Với cách này cảm giác nóng rát, sưng và đỏ sẽ giảm bớt. Thực hiện biện pháp khắc phục này trong khoảng thời gian 4 - 5 ngày để có kết quả.

Mặc dù, hiệu quả của các phương pháp dân gian là không thể phủ nhận nhưng để vết thương sớm lành, khi bị nhện cắn, bạn nên tuân thủ các bước hướng dẫn của chuyên gia y tế sau đây:

  • Ngay sau khi phát hiện vết cắn của nhện trên da, bạn nên rửa vùng da bị cắn bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ.
  • Dùng thuốc bôi côn trùng cắn lên vùng bị thương và xoa đều trong vòng 10 phút, nếu trường hợp vết cắn nằm gần vùng mắt bạn không nên tự ý bôi thuốc. 
  • Khi vết cắn đau nhức nhiều, bạn có thể dùng đá lạnh bọc trong khăn mềm để chườm lên vết thương giúp giảm đau và sưng tấy.
  • Trong trường hợp khu vực bị nhện cắn xảy ra hiện tượng co thắt cơ bắp, cơn đau nhức kéo dài nhiều ngày hoặc vùng da bị côn trùng cắn sưng phù, phồng rộp ở diện tích lớn và chuyển dần sang màu tím… điều tốt nhất nên làm lúc này là đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời. 

nhen-nha-co-doc-khong-5-1714126482.jpg

Bạn nên dùng thuốc bôi côn trùng cắn sau khi bị nhện tấn công

5. Có nên giết chết nhện trong nhà mình?

Song song với việc nắm rõ các thông tin liên quan đến nhện nhà có độc không, việc hiểu rõ lợi ích và tác hại của loài côn trùng này cũng đặc biệt quan trọng. Dựa vào đó, bạn có thể biết được nên hay không giết chết nhện đang sinh sống, trú ngụ trong nhà mình.

Dễ dàng nhận thấy, nhiều người thường có thói quen giết nhện khi thấy chúng xuất hiện trong nhà. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho rằng đây là điều không nên làm vì loài động vật này sẽ mang lại những lợi ích nhất định.

Một trong những điều cần biết về nhện nhà có độc không đó chính là tác dụng của nhện khi giăng tơ. Những màng tơ nhện thường mang lại nhiều công dụng hơn là tác hại, chúng bắt giữ những loài bọ gây ảnh hưởng đến không gian sinh sống và sức khỏe con người bao gồm cả ruồi, muỗi. Đây là loài có khả năng sinh sản rất nhanh và phát tán bệnh truyền nhiễm.

Bên cạnh đó, việc nhện bắt giữ và ăn thịt các loài bọ trong nhà cũng một điều có ích cho hệ sinh thái trong căn hộ của bạn. Ngoài ra, nhện đôi khi cũng sẽ ăn thịt lẫn nhau, điều này sẽ giúp kiềm chế số lượng nhện xuất hiện.

Nhìn chung, khi tìm kiếm thông tin nhện nhà có độc không, bạn dễ dàng nhận thấy những những cá thể nhện sống trong nhà bạn sẽ mang lại nhiều điểm tích cực, chính vì vậy bạn không nên giết chúng. Nếu cảm thấy mạng nhện làm nhà cửa mất vệ sinh, hãy quét dọn mạng nhện thường xuyên, tìm cách bắt và đuổi nhện ra khỏi nhà thay vì tiêu diệt chúng hoàn toàn.

nhen-nha-co-doc-khong-6-1714126483.jpg

Mạng nhện có tác dụng bắt giữ các loại bọ ảnh hưởng đến không gian sống 

6. Cách phòng ngừa nhện nhà cắn

Nếu đã giải đáp được băn khoăn nhện nhà có độc không, bạn nên biết cách phòng tránh tối đa để phòng ngừa tình trạng nhện cắn để tránh những ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Một số giải pháp phòng ngừa nhện nhà cắn được khuyến cáo như sau:

  • Dùng đồ bảo hộ, đội mũ nón, mặc áo dài tay, đeo găng tay và đi giày che kín chân khi thực hiện dọn vệ sinh tại những nơi mà nhện nhà thường ẩn náu để tránh gặp nguy hiểm.
  • Kiểm tra các vật dụng trước khi sử dụng, trước khi đeo găng tay làm vườn, giày dép hoặc quần áo đã lâu không sử dụng, bạn cần kiểm tra kỹ càng để chắc chắn không có nhện trú ẩn bên trong. 
  • Ngăn côn trùng và nhện vào nhà bằng cách chèn kín cửa sổ và cửa ra vào, hàn các kẽ hở hoặc vết nứt trên tường nhà
  • Bạn nên tích cực dọn dẹp vệ sinh khuôn viên quanh nhà và đảm bảo thông thoáng. Khi phát hiện có mạng nhện trong nhà, hãy chú ý dọn sạch và vứt bỏ chúng trong túi được buộc chặt rồi để ra bên ngoài để tránh nhện có thể bò vào nhà một lần nữa.
  • Bạn lưu ý tránh trữ củi trong nhà để hạn chế tối đa nhện xuất hiện và gây hại đến các thành viên trong gia đình.
  • Với các món đồ không sử dụng hãy loại bỏ ra khỏi không gian sống để hạn chế tối đa nơi cư trú của nhện.
  • Sử dụng tinh dầu có mùi bạc hà, hoa oải hương, bạch đàn sẽ là cách đuổi nhện ra khỏi nhà nhanh chóng và an toàn nhất để hạn chế tối đa tình trạng nhện nhà cắn.

nhen-nha-co-doc-khong-7-1714126482.jpg

Thường xuyên lau dọn, vệ sinh nhà cửa để tránh nhện xuất hiện và cắn người

Những thông tin trong bài viết chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhện nhà cũng như giải đáp thắc mắc nhện nhà có độc không để từ đó chủ động trong việc phòng ngừa nhện cắn. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giữ môi trường sống sạch sẽ cũng là yếu tố tiên quyết để tránh nhện và các côn trùng gây hại.