Lá tía tô có tác dụng gì? Bí quyết chăm sóc sức khoẻ từ trong ra ngoài

Các báo cáo nghiên cứu về lá tía tô có tác dụng gì chỉ ra loại dược liệu này chứa nhiều hoạt chất giúp ngăn chặn các bệnh về đường hô hấp và hệ tiêu hoá. Ngoài ra, vitamin C và vitamin E trong tía tô có khả năng giúp làn da láng mịn và chống lại quá trình oxy hoá.

1. Tổng quan về lá tía tô

Trước khi tìm hiểu lá tía tô có tác dụng gì, bạn cần nắm được thành phần hoá học trong loại thực vật này để làm căn cứ xác định lợi ích của tía tô với sức khỏe con người. Đây là loại cây có tính ấm, thường được trồng ở nơi nhiều ánh sáng tự nhiên. Tía tô có màu tím, xanh đặc trưng. Một số đặc điểm khác:

  • Lá, hoa, quả: Lá tía tô mọc đối xứng với nhau, có răng cưa ở mép lá. Loại cây này khi ra hoa có màu tím hoặc trắng và mọc thành chùm. Ngoài ra, tía tô mọc quả hình cầu, nhỏ và mang màu nâu nhạt.
  • Khả năng phát triển: Đây là loài cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng và mọc hay được trồng phổ biến ở châu Á. Tía tô có đặc điểm ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa.
  • Thành phần: Theo nhiều nghiên cứu, lá tía tô chứa hàm lượng dầu khoảng 40%, trong đó bao gồm lượng lớn axit béo chưa bão hoà là axit alpha - linoleic và 0,2% tinh dầu nguyên chất. Ngoài ra, các nguyên tố hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan cũng được phát hiện có trong thành phần của loại cây này.
Tía tô là loại thực vật có tính ấm và mang sắc tía, xanh đặc trưng
Tía tô là loại thực vật có tính ấm và mang sắc tía, xanh đặc trưng

2. Lá tía tô có tác dụng gì?

Lá tía tô có nhiều công dụng đối với sức khoẻ con người, được y học chứng minh hiệu quả. Một số lợi ích của lá tía tô:

2.1. Chống tác nhân gây bệnh đường hô hấp

Lá tía tô là dược liệu tự nhiên thân thiện, có vai trò hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của virus SARS - CoV - 2 và nhiều loại virus gây bệnh hô hấp khác. Ngoài ra, tía tô có thể tăng lưu thông khí và cải thiện chức năng phổi, giúp bệnh nhân hen suyễn giảm các triệu chứng.

Nghiên cứu cho thấy tía tô có khả năng ngăn chặn virus SARS - CoV - 2 và nhiều tác nhân gây bệnh đường hô hấp
Nghiên cứu cho thấy tía tô có khả năng ngăn chặn virus SARS - CoV - 2 và nhiều tác nhân gây bệnh đường hô hấp

2.2. Làm đẹp da

Hoạt chất Priseril trong lá tía tô có vai trò cải thiện sắc tố da, giúp da đều màu và tươi sáng, rạng ngời. Hơn nữa, là tía tô có khả năng tăng cường độ ẩm và giúp da trở nên mịn màng nhờ hàm lượng vitamin E có trong thành phần. Ngoài ra, một số chất khác trong loại thực vật này có thể ngăn ngừa tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa trên da.

Priseril - Hoạt chất trong thành phần của tía tô có tác dụng cải thiện sắc tố da, giúp da láng mịn và trắng sáng
Priseril - Hoạt chất trong thành phần của tía tô có tác dụng cải thiện sắc tố da, giúp da láng mịn và trắng sáng

2.3. Chống dị ứng, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim mạch và thần kinh

Lá tía tô có khả năng ngăn chặn phản ứng dị ứng bên trong cơ thể con người. Ngoài ra, lượng Omega - 3 cao củag loại lá này giúp chống viêm, ngăn chặn quá trình oxy hoá tốt và tăng cường sức khỏe tim mạch.

2.4. Hỗ trợ tiêu hoá và điều trị bệnh gout

Phân tích xoay quanh vấn đề lá tía tô có tác dụng gì đưa ra kết quả cho thấy việc dùng thực phẩm này thường xuyên có thể cải thiện triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hoá, trào ngược dạ dày và hội chứng ruột kích thích.

Tía tô được chứng minh có tác dụng cải thiện trào ngược dạ dày và hội chứng ruột kích thích
Tía tô được chứng minh có tác dụng cải thiện trào ngược dạ dày và hội chứng ruột kích thích

2.5. Ngăn ngừa bệnh ung thư

Lượng lớn luteolin, axit rosmarinic và triterpene trong lá tía tô được chứng minh có khả năng chống lại các tế bào ung thư phát triển trong cơ thể.

Lá tía tô có tác dụng gì? Loại thực phẩm này có khả năng ngăn cản các tế bào ung thư hình thành
Lá tía tô có tác dụng gì? Loại thực phẩm này có khả năng ngăn cản các tế bào ung thư hình thành

2.6. Hỗ trợ giảm cân

Các thành phần như protein thực vật, khoáng chất, chất xơ và nhiều vitamin giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hoá của dạ dày, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, thừa cân.

Protein thực vật, chất xơ trong tía tô hỗ trợ hiệu quả quá trình giảm cân cho người dùng
Protein thực vật, chất xơ trong tía tô hỗ trợ hiệu quả quá trình giảm cân cho người dùng

2.7. Ổn định các bệnh lý tự miễn dịch

Qua các nghiên cứu lá tía tô có tác dụng gì, có thể thấy tinh dầu hạt tía tô chứa lượng axit omega - 3, alpha - linolenic “khổng lồ” so với nhiều loại thực vật khác. Theo đó, tía tô có thể đặc trị bệnh hen suyễn, co thắt đường thở và ngăn chặn phản ứng với các chất kích thích.

3. Các cách chế biến lá tía tô

Sau khi tìm hiểu uống nước tía tô có tác dụng gì, bạn có thể tham khảo cách chế biến lá tía tô để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Ngoài cách dùng phổ biến là ăn trực tiếp sau khi rửa sạch, tía tô cũng được nhiều người chế biến bằng cách nấu nước. Để thực hiện, bạn làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn rửa sạch lá tía tô và ngâm trong dung dịch nước muối loãng.
  • Bước 2: Đun tía tô trong nước sôi 2 phút, sau đó để nguội và thêm vào vài lát nước chanh tươi. Bạn có thể bảo quản nước tía tô trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng hàng ngày, trước các bữa chính khoảng 10 - 30 phút để giảm lượng chất béo hấp thu vào cơ thể.
Nước tía tô có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh nhưng chỉ nên sử dụng trong ngày
Nước tía tô có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh nhưng chỉ nên sử dụng trong ngày

4. Các bài thuốc từ cây tía tô

Dựa trên các phân tích lá tía tô có tác dụng gì, nhiều bài thuốc hay từ nguyên liệu này được sử dụng trị các bệnh về hô hấp và tiêu hoá. Cụ thể:

4.1. Bài thuốc giải cảm

Một số bài thuốc giải cảm từ lá tía tô như:

  • Dùng khoảng 10 lá tía tô cùng với 2 lát gừng, 2 củ hành thái nhỏ và ăn cùng với cháo nóng. 
  • Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm lá tía tô khô, trần bì, hương phụ, mỗi loại 8g nấu cùng 4g cam thảo và 2g gừng tươi để lấy nước uống.
  • Bài thuốc trị cảm, sốt, nhức đầu gồm có 120g hạt tía tô, 8g vỏ quýt, 10g cam thảo và 3 lát gừng tươi sắc thành nước uống.

4.2. Bài thuốc chữa ngộ độc

Bạn hãy dùng 10g lá tía tô, 4g cam thảo, 8g sinh khương nấu cùng 600ml nước, sau đó cô đặc để ra thành phẩm khoảng 200ml và dùng ngay khi thuốc còn nóng. Đây sẽ là bài thuốc chữa ngộ độc hiệu quả.

4.3. Bài thuốc trị bệnh ngoài da

Sử dụng cành và lá cây tía tô đun nước để tắm hàng ngày có thể chữa các bệnh dị ứng, mẩn ngứa ngoài da. Ngoài ra, bạn có thể giã nát lá để bôi trực tiếp lên phần da bị mẩn ngứa.

5. Lưu ý khi sử dụng tía tô

Ngoài việc hiểu lá tía tô có tác dụng gì, bạn cũng cần biết các lưu ý khi sử dụng loại thực vật này. Cụ thể:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng: Với bất kỳ loại thảo dược nào, bạn nên hỏi ý kiến các chuyên gia để đảm bảo hiệu quả và an toàn với từng cá nhân.
  • Không lạm dụng: Việc sử dụng quá nhiều lá tía tô có thể gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Hơn nữa, điều này có thể dẫn đến các tình trạng như mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn,...
  • Thời điểm sử dụng: Trên lý thuyết, lá tía tô có thể sử dụng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng các chuyên gia khuyên mọi người nên dùng trước bữa ăn khoảng 10 - 30 phút để hạn chế hấp thu chất béo.
Mặc dù các tía tô có nhiều tác dụng cho sức khoẻ nhưng bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng
Mặc dù các tía tô có nhiều tác dụng cho sức khoẻ nhưng bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng

6. Các câu hỏi phổ biến khi tìm hiểu tác dụng của lá tía tô

Bạn có thể tham khảo phần giải đáp các câu hỏi phổ biến khi tìm hiểu lá tía tô có tác dụng gì dưới đây:

6.1. Những ai không nên sử dụng tía tô?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, một số đối tượng không nên sử dụng lá tía tô bao gồm: 

  • Người bị tiêu chảy: Dùng lá tía tô có thể khiến tình trạng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người dị ứng với lá tía tô: Những người bị dị ứng với bạc hà hoặc các loại cây họ Lamiaceae khi dùng tía tô có thể gây ra phản ứng kích thích.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Nhóm đối tượng này nên cẩn trọng khi sử dụng tía tô và cần có chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến mẹ bầu và trẻ sơ sinh.
Phụ nữ có thai không nên sử dụng lá tía tô
Phụ nữ có thai không nên sử dụng lá tía tô

6.2. Uống lá tía tô thay nước lọc được không?

Sau khi hiểu lá tía tô có tác dụng gì, nhiều người thắc mắc liệu có thể dùng chúng như một loại thức uống hàng ngày được không. Câu trả lời là KHÔNG. Mặc dù loại dược phẩm này rất có lợi với sức khoẻ nhưng việc sử dụng quá nhiều có thể gây tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, lượng caffein trong lá tía tô sẽ khiến bạn khó ngủ, làm giảm hiệu suất làm việc.

Theo khuyến cáo của chuyên gia, bạn chỉ nên uống 3 - 4 cốc nước tía tô mỗi ngày.

6.3. Uống nước tía tô bao lâu thì trắng da?

Lá tía tô có tác dụng gì và có thể giúp làn da trở nên trắng sáng không được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Thực tế, tía tô chứa một số thành phần có tác dụng làm trắng da hiệu quả:

  • Vitamin C: Đây là một chất có tác dụng ngăn cản quá trình oxy hoá, bảo vệ làn da khỏi các gốc tự do, giúp da láng mịn hơn.
  • Vitamin E: Hoạt chất này có tác dụng dưỡng ẩm cho da, giúp da mềm mại, mịn màng.
  • Flavonoid: Flavonoid có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn trên da.

Tuy nhiên, điều này cũng cần có thời gian để kiểm chứng hiệu quả do còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người..

Các báo cáo, nghiên cứu về lá tía tô có tác dụng gì chỉ ra loại thực vật này rất hữu ích, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh lý về đường tiêu hoá, hô hấp, giúp làn da trắng sáng, mịn màng. Tuy nhiên, đối với tất cả các loại dược liệu nói chung hay cây tía tô nói riêng, bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra liệu trình sử dụng hợp lý.