ĐH Harvard: Trẻ dùng điện thoại có 5 khác biệt lớn với trẻ không dùng điện thoại, cha mẹ nghe xong rùng mình

Thời hiện đại, công nghệ phát triển, điện thoại phủ sóng khắp nơi. Điều đó ảnh hưởng tới con trẻ nhưng nhiều người còn chưa biết.

Điện thoại di động là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình hiện nay. Hầu như người trưởng thành nào cũng có điện thoại và trẻ nhỏ cũng được dùng từ rất sớm. Nhiều gia đình cho trẻ dùng điện thoại như một cách để vui chơi tránh quấy khóc. 

Bạn có biết huyền thoại công nghệ, tỷ phú Bill Gates nói rằng ông cấm con dùng thiết bị điện tử trong bữa ăn, ban đêm và cuối tuần. Còn CEO của hãng điện thoại đình đám nhất thế giới Tim Cook thì cho rằng phụ huynh cần kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại của trẻ. 

Năm 2010, Nick Bilton, phóng viên của New York Times, đã có cuộc trò chuyện với cựu sáng lập Apple. Nick mở đầu câu chuyện: "Con của ông chắc hẳn thích iPad, iPhone đúng không?". Đáp lại sự tò mò của phóng viên, Steve Jobs đưa câu trả lời bất ngờ: "Các con tôi không được sử dụng những thiết bị này. Tôi giới hạn các con dùng thiết bị công nghệ khi ở nhà".

Trẻ hay dùng điện thoại và những em bé ít dùng sẽ có những khác biệt lớn

Trẻ hay dùng điện thoại và những em bé ít dùng sẽ có những khác biệt lớn

Đại học Harvard đã nghiên cứu trên 100 trẻ, chia làm 2 nhóm. Một nhóm là các em không tiếp xúc điện thoại, nhóm còn là những đứa trẻ nghiện dùng điện thoại. Theo đó thì nhóm dùng điện thoại chỉ có 2 em là đỗ đại học, còn nhóm không tiếp xúc thì phần lớn đều đỗ đại học.

Theo đó trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại thường có 5 khác biệt lớn sau: 

Khác biệt về khả năng diễn đạt

Trẻ thích dùng điện thoại thường có khả năng diễn đạt ngôn ngữ  so với các em dành thời gian đó để vui chơi ngoài trời. Đó là vì các chương trình điện thoại có thiết kế màu sắc, âm thanh sống động, bắt mắt để thu hút sự chú ý trẻ. Lâu dần, trẻ khó có thể thoát ra và bị lệ thuộc vào thế giới ảo trên điện thoại, ít giao tiếp với thế giới thực nên kỹ năng diễn đạt bị kém đi.

Còn trẻ vui chơi ngoài trời, ít dùng điện thoại thì có nhiều thời gian để giao tiếp với mọi người nên giúp diễn đạt ngôn ngữ linh hoạt hơn. 

Khác biệt trí tuệ

Trẻ nhỏ không biết tự kiểm soát bản thân nên khi trẻ dùng điện thoại có thể sẽ sa vào nghiện mà không tập trung vào việc học tập. Đa phần trí thông minh của trẻ em đều như nhau, sự khác biệt lớn nhất là môi trường và cách mà bố mẹ chúng giáo dục.

Khi trẻ nghiện điện thoại thì chúng sẽ chú tâm vào điện thoại và ít chú tâm vào học. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất là học sinh cấp 3. Những đứa trẻ nghiện dùng điện thoại khi lên đến cấp 3 thành tích học tập sẽ giảm sút.

Khác biệt về khả năng tập trung

Trẻ thường xuyên dùng điện thoại thường khó tập trung hơn. Từ đó mà khả năng tư duy của trẻ bị ảnh hưởng. Điều đó dẫn tới việc học tập bị sa sút, điểm số kém dần. Sự tập trung chính là một yếu tố quan trọng để giúp trẻ phát huy tốt nhất khả năng học tập và làm việc. Mọi thứ đều cần tập trung mới hoàn thành được xuất sắc. 

Khi cấp học tăng lên, trẻ cần nạp nhiều kiến thức hơn nên càng phải tập trung cao hơn và cần khả năng tư duy. Nhưng nhiều trẻ càng lớn càng dùng điện thoại nhiều hơn nên chểnh mảng học tập, khó tập trung nên khó hiểu và khó nắm vững kiến thức. 

Khác biệt thị lực

Trẻ tiếp xúc điện thoại càng sớm càng nguy hiểm vì ánh sáng điện thoại gây hại cho mắt trẻ. Những đứa trẻ hay xem điện thoại sẽ tăng nguy cơ bị  khô, đỏ, bị tật khúc xạ. 

Khác biệt tính cách

NHiều trẻ hay dùng điện thoại rồi sẽ coi điện thoại là bạn bè của chúng. Nhiều trẻ không cần bạn bè ngoài điện thoại. Điều đó dẫn tới việc trẻ sẽ không thích giao lưu với thế giới bên ngoài, tính cách cũng có thể khép kín hơn, sau này lớn lên năng lực xã hội bị ảnh hưởng rất lớn.

Những đứa trẻ thích giao tiếp với người khác, thích giao lưu bạn bè thì nhu cầu gặp gỡ nhiều hơn, hướng ngoại nhiều hơn và diễn đạt ngôn ngữ tốt hơn. 

Thiết bị điện thoại là không thể thiếu trong đời sống hiện đại vì chúng nhiều hữu ích. Tuy nhiên cha mẹ cần chú ý khi cho con dùng để tránh những tai hại.