Bí ẩn ngôi mộ cổ ngàn năm của con gái Vua Hùng yêu nhất, nằm giữa gò đất với nhiều sự tích ly kỳ

Người dân không biết ngôi mộ cổ này có từ bao giờ, chỉ biết sự tích kể rằng đây là nơi an nghỉ của con gái mà Vua Hùng yêu quý nhất.

Ngôi mộ cổ tồn tại hơn ngàn năm ở gò Vình , xã Chương Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ mà không người nào biết rõ về nguồn gốc cổ xưa. Ngay cả dân gian cũng không hiểu vì sao ở trên gò đất hoang sơ này lại xuất hiện một ngôi mộ cổ. Chỉ biết sau nhiều năm, ngôi mộ cổ trở thành một tín ngưỡng dân gian của người dân địa phương và được bảo vệ không ai có thể xâm phạm.

bi-an-ngoi-mo-co-ngan-nam-cua-con-gai-vua-hung-yeu-nhat-nam-tren-tro-troi-giua-go-dat-va-su-tich-ly-ky-1
Hình ảnh ngôi mộ cổ tương truyền của con gái Vua Hùng

Theo tài liệu ghi chép của khu vực này từ xa xưa, tương truyền ngôi mộ cổ nằm trên gò Vình là nơi an nghỉ của công chúa Mị nương Ngọc Hoa. Truyền thuyết kể rằng, một ngày nọ khoảng hơn 1000 năm trước, Vua Hùng đã đến vùng đất này để nghỉ chân. Trong một đêm dong thuyền ra khơi ngắm trăng bị gió thổi lớn đánh úp. Công chúa Ngọc Hoa không qua khỏi khiến vua cha vô cùng tiếc thương.

bi-an-ngoi-mo-co-ngan-nam-cua-con-gai-vua-hung-yeu-nhat-nam-tren-tro-troi-giua-go-dat-va-su-tich-ly-ky-5
Người dân thờ cúng hương khói ở ngôi mộ cổ

Vua Hùng đã cho xây dựng ngôi mộ bằng đá ong đồ sộ trên gò đất này, xung quanh trồng 86 cây lộc vừng để che chở bảo bọc như một lời tiễn biệt con gái. Những năm 60 của thế kỷ trước, người dân thường lui tới khu vực này để mò cua bắt ốc thì vô tình phát hiện ngôi mộ cổ có cái tiểu. Mấy chục năm sau, người ta phát hiện thêm con rùa đá ở gần mộ và tôn nó làm Thần Kim Quy. Sau này, người dân địa phương bày 4 bát hương để thờ cúng Công chúa Ngọc Hoa, Thần Kim Quy, Thổ địa và Ngọc hoàng tại ngôi mộ cổ.

Nói về gốc gác của ngôi mộ cổ, bên cạnh truyền thuyết là mộ của Công chúa Ngọc Hoa, một số dân làng còn ghi chép trong thư tịch cổ của xã Chương Xá rằng đây là mộ của Công chúa Tiên Dung - phu nhân Trần Thị Quế, vợ của Chử Đồng Tử. Nhưng dù là vị công chúa nào thì cũng không thể phủ nhận ngôi mộ cổ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương.

bi-an-ngoi-mo-co-ngan-nam-cua-con-gai-vua-hung-yeu-nhat-nam-tren-tro-troi-giua-go-dat-va-su-tich-ly-ky-6
Một số thông tin khác cho rằng ngôi mộ này của Công chúa Tiên Dung

Điều đặc biệt liên quan đến ngôi mộ cổ này là nó được xây dựng từ đá ong - một loại đá có kết cấu mà để càng lâu càng rắn chắc. Nó được mệnh danh là "linh vật xứ Đoài" và không dễ tìm kiếm. Chính vì vậy dù trải qua 1000 năm nhưng hoa văn trên ngôi mộ vẫn nguyên vẹn, chỉ có phần chân mộ bị bào mòn do sóng đánh quanh năm. 

bi-an-ngoi-mo-co-ngan-nam-cua-con-gai-vua-hung-yeu-nhat-nam-tren-tro-troi-giua-go-dat-va-su-tich-ly-ky-2
bi-an-ngoi-mo-co-ngan-nam-cua-con-gai-vua-hung-yeu-nhat-nam-tren-tro-troi-giua-go-dat-va-su-tich-ly-ky-3
bi-an-ngoi-mo-co-ngan-nam-cua-con-gai-vua-hung-yeu-nhat-nam-tren-tro-troi-giua-go-dat-va-su-tich-ly-ky-4
86 cây lộc vừng bao xung quanh ngôi mộ cổ

Nhìn từ xa, ngôi mộ cổ được 86 cây lộc vừng cao to, vững chãi bao bọc như một "thánh địa" riêng biệt. Theo quan niệm dân gian, lộc vừng là loài cây có sức sống mãnh liệt, bền bỉ kéo dài hơn trăm năm. Lộc vừng cũng mang ý nghĩa tốt đẹp, hưng thịnh. Trong tiếng Hán, số 8 và số 6 được đọc là "bát" và "lục", tương tự phát âm của từ "phát" và "lộc". Có thể thấy, con số 86 cây lộc vừng cũng được trồng với ý nghĩa cầu chúc cho sự sinh sôi, nảy nở, phát triển sau này.

Vì được xem là nơi chốn linh thiêng nên ngôi mộ cổ và 86 cây lộc vừng xung quanh luôn được bảo vệ bất khả xâm phạm. Nhiều câu chuyện ly kỳ về những người từng mạo phạm mộ cổ vẫn được truyền miệng với người dân địa phương.  

Trúc