Tuyệt chiêu giúp cha mẹ dễ dàng phát hiện con nói dối

Con nói dối là nỗi niềm của nhiều cha mẹ nhưng khó hơn là nhiều cha mẹ mơ hồ không biết con nói dối hay nói thật để xử lý đúng.

Trong một số tình huống cha mẹ không đưa ra được phương pháp xử lý dạy dỗ đúng vì mơ hồ không khẳng định được con nói dối hay nói thật. Nói dối là một tật xấu, đặc biệt khi con không nói thật thì cha mẹ rất khó để có thể hỗ trợ con xử lý đúng, khi biết sự thật đôi khi đã đi quá xa vấn đề. Bởi thế khi biết con đang nói dối cha mẹ sẽ có phương án dạy dỗ và hỗ trợ uốn nắn con tốt hơn. Thế nhưng nhiều người mơ hồ nửa tin nửa ngờ việc con nói dối hay nói thật.

Để xác định con có đang nói dối không hãy chú ý những điều sau:

Khi nói chuyện với con, bạn hãy để ý vào mắt, ngữ điệu của con sẽ phát hiện được con đang nói dối hay nói thật

Khi nói chuyện với con, bạn hãy để ý vào mắt, ngữ điệu của con sẽ phát hiện được con đang nói dối hay nói thật

Con mất nhiều thời gian mới trả lời được câu hỏi

Khi trẻ nói dối cũng tương tự người lớn lúc nói dối sẽ cần rất nhiều thời gian hơn bình thường. Bởi lúc đó não bộ cần thời gian suy nghĩ để tìm ra một phương án khác với sự thật. Còn nếu nói thật trẻ chỉ cần nhắc lại đúng sự việc đã diễn ra. Do đó hãy chú ý về tốc độ trả lời của con. 

Đánh trống lảng hoặc cung cấp thông tin không liên quan

Khi trẻ không muốn nói thật thì trẻ sẽ muốn lảng tránh vấn đề mà cha mẹ đang đề cập. Trẻ sẽ che giấu sự thật bằng việc nói vòng sang một vấn đề khác hoặc trả lời không liên quan gì tới câu hỏi của bố mẹ. 

Nói bằng ngữ điệu cao hơn bình thường

Khi trẻ nói dối tức là trẻ đang có vấn đề lo âu, sợ hãi thứ gì đó. Do đó lúc ấy giọng nói ngữ điệu sẽ không bình thường. Bởi thế nếu thấy con đang nói bằng ngữ điệu khác tính cách thông thường của bé thì có thể là trẻ đang nói dối và cảm thấy không thoải mái với chính lời nói dối đó. 

Tăng tốc độ trả lời bất thường

Trẻ khi nói dối cũng thường nói nhanh hơn bình thường vì trẻ không thoải mái nên muốn kết thúc cuộc nói chuyện một cách nhanh chóng. 

Nói lắp

Nói dối cũng khiến người ta trở nên nói lắp bởi khi nói dối thường là do trẻ đang rơi vào tình trạng lo lắng, mất tự chủ. 

Trẻ không nhìn vào cha mẹ

Khi nói dối trẻ sẽ thường cúi xuống hoặc quay nhìn chỗ khác. Khi trẻ nói dối chúng cảm thấy tội lỗi nên sẽ nhìn xuống, hoặc đảo mắt liên tục nhìn ra chỗ khác để suy nghĩ phương án trả lời.

Với những yếu tố trên bạn có thể xác định được khả năng con mình đang nói dối từ đó có cách xử lý hợp tình hợp lý với vấn đề của con. Ngoài ra khi con gặp vấn đề, nếu vấn đề nghiêm trọng, ngoài quan sát cách con trả lời, cha mẹ cũng nên tìm hiểu từ các kênh thông tin khác để  có thể có hướng xử lý kịp thời.