Tổng quan về Tiêu chuẩn quốc tế cho doanh nghiệp (ISO 45001)

Với sự phát triển của ngành công nghiệp hóa hiện đại hóa nước nhà như hiện nay thì việc đảm bảo các yêu cầu về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp luôn là yêu cầu cấp thiết được đặt lên hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.

Theo đó sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 45001 cho thấy sự cần thiết của các doanh nghiệp trong công tác nhìn nhận cũng như đảm bảo sức khỏe an toàn không chỉ trong nội bộ mà còn đối với cả các nhà cung ứng và cung cấp dịch vụ.

Chính vì thế tiêu chuẩnISO 45001đã tạo nên một nền tảng vững chắc và hiệu quả để cải thiện an toàn lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thấu hiểu sự cần thiết đó, hiện nay ngày càng có không ít các doanh nghiệp quan tâm tới việc xây dựng, áp dụng cũng như chứng nhận Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp theo ISO 45001. Mời bạn cùng tham khảo bài viết này để cập nhật thêm những thông tin bổ ích nhất nhé!

Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 45001

Theo báo cáo mới của Tổ chức lao động thế giới, mỗi ngày có tới hơn 7600 người chết vì tai nạn hoặc bệnh tật liên quan đến công việc. Và đây chính là lý do cho sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp được ban hành chính thức ngày 12/3/2018. 

iso-1-1630921307.jpg
 

Tiêu chuẩn ISO 45001 thiết lập nhằm cung cấp một khuôn khổ để cho các doanh nghiệp cung cấp nơi làm việc an toàn và lành mạnh bằng cách ngăn ngừa thương tích hoặc sức khỏe liên quan đến công việc cho người lao động cũng như bằng cách chủ động cải thiện hiệu suất an toàn sức khỏe và nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn ISO 45001 có thể tích hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO 90001 và ISO 14001. Và theo đó ISO 45001 được chấp nhận và áp dụng phổ biến trên thế giới.

Mục tiêu của việc xây dựng và áp dụng chứng chỉ ISO 45001

Chứng chỉ ISO 45001ra đời đã giúp cung cấp và hoàn thiện môi trường làm việc an toàn và tối ưu cho các nhân viên cùng các cá nhân chuyên trách khác. Không chỉ vậy nó còn giúp thiết lập hồ sơ cho một hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp không chỉ cho nhân viên mà còn có các bên hữu quan khác. Bên cạnh đó cũng với tầm quan trọng không kém, chứng chỉ ISO 13485  cũng là một yêu cầu cần thiết đối với Hệ thống Quản lý Chất lượng. Và tiêu chuẩn ISO 13485 còn có thể được sử dụng bởi những nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ cùng liên quan đến Hệ thống Quản lý Chất lượng.

Theo đó việc áp dụng ISO 45001 giúp các tổ chức liên tục hoàn thiện hơn thông qua mô hình PDCA. Tiêu chuẩn này bao hàm tổng thể các rủi ro về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp đồng thời giúp cho việc quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp của doanh nghiệp thêm hiệu quả và thành công hơn. Theo đó việc vận dụng chứng chỉ ISO góp phần giúp doanh nghiệp thực thi được yếu tố chiến lược và trách nhiệm tối ưu trong việc quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp.

iso-2-1630921307.png
 

Điều này còn giúp tạo điều kiện lập nên hồ sơ đạo đức doanh nghiệp thêm an toàn và tin cậy hơn không chỉ trước nhân sự mà còn với đối tác khách hàng, các nhà cung cưng hay các cơ quan hữu quan và nhà đầu tư dưới hình thức được chứng nhận theo tiêu chuẩn. 

Các bước thực hiện để đạt được chứng chỉ ISO 45001

Bạn đang tìm hiểu về việc cấp chứng chỉ ISO 45001 sẽ trải qua quy trình như thế nào, các bước mà doanh nghiệp cần thực hiện để đạt được chứng chỉ ISO 45001. Dưới đây là những gợi ý cụ thể cho bạn:

Bước đầu tiên mà tổ chức cần thực hiện đó chính là việc triển khai xây dựng hệ thống để tuân thủ tốt các yêu cầu của ISO 45001. Theo đó trước nhất doanh nghiệp bạn cần phải bắt đầu xác định các yêu cầu pháp lý liên quan đến sức khỏe và an toàn lao động. Cùng với đó là phạm vi của OH & SMS, chính sách và mục tiêu OH & S. Không những thế còn hoạch định được rủi ro, cơ hội hay các quy trình kiểm soát hoạt động.

iso-3-1630921307.png
 

Tất cả những hoạt động theo ISO 45001 đều phải được lưu trữ lại. Cho đến khi tổ chức thiết lập các quy trình và thông tin tài liệu cần thiết thì cần phải vận hành nó để xem hệ thống có thiết lập đúng hay không và liệu cần điều chỉnh hay thay đổi gì không. Bằng cách vận hành này, doanh nghiệp sẽ tạo ra được các hồ sơ minh chứng rằng các hoạt động đã được thực hiện theo kế hoạch  để giúp bạn đạt được chứng nhận của bên thứ 3.

iso4-1630921315.png
 

Trước khi đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001 doanh nghiệp bạn cũng cần phải đảm bảo rằng việc triển khai phải vừa hiệu quả vừa tuân thủ đúng tiêu chuẩn. Trước tiên là bước đánh giá nội bộ để xác định mức độ tuân thủ OH & SMS. Sau đó cần có sự xem xét của lãnh đạo về hiệu quả của hệ thống. Và cuối cùng cần có những điểm cải tiến thì sẽ đến bước đề ra những hành động khắc phục để xử lý tốt sự không phù hợp.

Và cuối cùng, sau khi đã áp dụng thành công hệ thống, doanh nghiệp đã có thể đề nghị tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá. Quy trình này thường được chia là hai giai đoạn: đầu tiên là việc xem xét tài liệu và cuối cùng là việc đánh giá chứng nhận chính thức.

iso-5-1630921315.png
 

Trên đây là các nội dung cơ bản hữu ích giúp các doanh nghiệp có thể hiểu thêm về tiêu chuẩn ISO 45001. Hy vọng nó có thể giúp ích cho bạn! Nếu như bạn cần được hỗ trợ thêm hoặc giải đáp nhanh những thắc mắc thì hãy đến vớiISO-CERT– đơn vị tư vấn xin cấp giấy chứng nhận ISO 45001,ISO 13485uy tín hàng đầu hiện nay. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệHotline 0904.889.859 – 0908.060.060để được hỗ trợ hết mình và giúp bạn nhận được giấy chứng nhận nhanh chóng nhất!