Quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo? Bất ngờ với Malaysia

Quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo? Đó là Indonesia, Philippines, Đông Timor, Brunei, Singapore và Malaysia. Đây đều là những đất nước có địa hình chủ yếu là hải đảo, ít đồng bằng, sông ngòi ngắn, vùng biển rộng và mang khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.

1. Sơ lược về Đông Nam Á 

Đông Nam Á là khu vực quan trọng của châu Á. Đây là khu vực nằm ở phía Đông Nam, tiếp giáp với các đại dương lớn là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đông Nam Á cũng đồng thời là cầu nối giữa lục địa Á - Âu và lục địa Úc (châu Đại Dương).

Đông Nam Á có lợi thế về vị trí địa lý khi tiếp giáp với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, có hệ thống quần đảo, bán đảo và đảo dày đặc. Nơi đây cũng là điểm giao thoa của nhiều nền văn hóa và là cửa ngõ quan trọng của hàng hải và hàng không khu vực cũng như thế giới. Chính vì thế, Đông Nam Á có rất nhiều thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên, khoáng sản, thủy hải sản và giao thông trên biển.

Một số thông tin chung về khu vực Đông Nam Á:

Diện tích

4.545.792. km² (1.755.140 dặm vuông Anh)

Số lượng quốc gia

11 nước

Dân số

691.654.094 người (năm 2024)

Mật độ dân số

154 người/km²

GDP (PPP)

796,6 nghìn tỷ USD

GDP bình quân đầu người

4, 018 USD/người (Tỷ giá hối đoái)

HDI

0,684 

Nhóm dân tộc

Nam Á, Nam Đảo, Papua, Melanesia, Negrito, Thái, Người Việt, Hán - Tạng

Tôn giáo

Phật giáo, Kito giáo, Nho, Hindu, đạo Hồi, Vật linh, Satsana Phi, tín ngưỡng Việt Nam

2. Đông Nam Á chia làm mấy bộ phận?

Muốn biết quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo, bạn cần tìm hiểu xem Đông Nam Á được chia làm mấy bộ phận, đặc điểm của các bộ phận như thế nào. Theo đó, khu vực này gồm 11 quốc gia, được chia làm hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo. 

2.1. Đông Nam Á lục địa

  • Đặc điểm địa hình: Khu vực Đông Nam Á lục địa có địa hình đặc trưng là các dãy núi chạy dọc hướng Tây Bắc - Đông Nam, một số ít chạy theo hướng Bắc Nam. Xen kẽ ở giữa là các thung lũng, đồng bằng phù sa ven biển. Nhờ sự chuyển hóa địa hình đa dạng, khu vực Đông Nam Á có cảnh quan thiên nhiên phong phú cùng rất nhiều hệ sinh thái khác nhau, phát triển theo độ cao địa hình từ Bắc xuống Nam.
  • Khí hậu đặc trưng: Bộ phận Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Tuy nhiên, do có sự phân hóa về địa hình nên khí hậu cũng có sự phân chia nhất định. Điều này là một trong những yếu tố dẫn đến khoáng sản ở bộ phận lục địa chủ yếu là than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc với trữ lượng lớn. 
  • Các quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa là: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và phía Tây Malaysia.
Đông Nam Á được chia làm 2 bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo
Đông Nam Á được chia làm 2 bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo

2.2. Đông Nam Á biển đảo

Đặc điểm địa hình: Khu vực Đông Nam Á biển đảo chủ yếu là hải đạo, đồi núi trên đảo, ít đồng bằng. Do đó, các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á biển đảo có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch biển đảo, song lại gặp khó khăn khi phát triển ngành nông nghiệp. 

Khí hậu đặc trưng: Đông Nam Á biển đảo có khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa. Đây cũng là bộ phận có lượng khoáng sản dồi dào chủ yếu là sắt, thiếc, đồng, dầu mỏ, than đá. 

Các quốc gia thuộc Đông Nam Á biển đảo là: Singapore, Philippines, Đông Timor, Brunei, Indonesia và phía Đông Malaysia. Ngoài ra, còn có một số quần đảo và đảo thuộc bộ phận này như Đảo Christmas, quần đảo Cocos (Keeling), quần đảo Andaman và Nicobar.

Khu vực Đông Nam Á biển đảo chủ yếu là hải đạo, đồi núi trên đảo, ít đồng bằng
Khu vực Đông Nam Á biển đảo chủ yếu là hải đạo, đồi núi trên đảo, ít đồng bằng

3. Quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo?

Khi tìm hiểu về các bộ phận của Đông Nam Á, bạn sẽ biết được quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo, đó chính là Malaysia (Đông), Philippines, Brunei, Đông Timor, Singapore, Indonesia. 

3.1. Malaysia

Trong các quốc gia thuộc Đông Nam Á biển đảo thì Malaysia là đặc biệt nhất khi đây là đất nước có lãnh thổ ở cả Đông Nam Á lục địa và biển đảo, được mệnh danh là “đất nước trăm đảo”. 

Theo đó, Malaysia có 13 bang, chia thành 3 lãnh thổ và được tách làm hai phần là Borneo thuộc Malaysia và Malaysia bán đảo. Đây là quốc gia đa dạng sắc tộc với nhiều tôn giáo là Hồi giáo, Cơ Đốc giáo, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo và sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Mã Lai. Đất nước trăm đảo sử dụng đơn vị tiền tệ là RM - Ringgit, thuộc múi giờ UTC + 8.

Malaysia là đất nước đặc biệt khi có lãnh thổ ở cả Đông Nam Á lục địa và biển đảo
Malaysia là đất nước đặc biệt khi có lãnh thổ ở cả Đông Nam Á lục địa và biển đảo

3.2. Singapore

Singapore là đất nước thuộc mũi phía nam của bán đảo Mã Lai, với lãnh thổ gồm 1 đảo chính và 60 đảo nhỏ cùng tổng diện tích là 728 km². Phía Tây Bắc giáp Malaysia, Phía Đông Nam giáp Indonesia và biển, phía Đông và Tây giáp biển. 

Quốc gia này có gần 6 triệu dân với tôn giáo đa dạng, sử dụng tiếng Anh và tiếng Mã Lai chủ yếu. Singapore có đơn vị tiền tệ là SGD - Đô la Singapore, thuộc múi giờ UTC + 8.

Singapore là đất nước thuộc mũi phía nam của bán đảo Mã Lai, với lãnh thổ gồm 1 đảo chính và 60 đảo nhỏ
Singapore là đất nước thuộc mũi phía nam của bán đảo Mã Lai, với lãnh thổ gồm 1 đảo chính và 60 đảo nhỏ

3.3. Brunei

Nói đến các quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo không thể không nhắc đến Brunei. Đây là quốc gia nằm ở phía Bắc đảo Borneo. 

Brunei có diện tích rất nhỏ chỉ 7.755 km², phía Bắc giáp biển Đông, 3 mặt còn lại có chung đường biên giới với phía Đông Malaysia.

Theo thống kê, dân số hiện tại của quốc gia này là khoảng 455.274 người, chiếm 0,01% dân số thế giới, với các dân tộc gồm: người Mã Lai, người Borneo, người Hoa và người Ấn. 

Ngôn ngữ chính được người Brunei sử dụng là tiếng Mã Lai. Brunei có đơn vị tiền tệ là BND - Đô la Brunei, thuộc múi giờ UTC + 8. 

Quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo không thể không nhắc đến Brunei
Quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo không thể không nhắc đến Brunei

3.4. Đông Timor

Đông Timor là một bán đảo nhỏ, nằm liền kề vùng biển của Indonesia. Quốc gia này có vị trí địa lý như sau: Nửa phía Đông giáp biển và đảo nhỏ, phía Bắc giáp biển, phía Đông Bắc và Tây Nam đều giáp biển của Indonesia.

Hiện tại, tổng diện tích đất của Đông Timor là 14,862 km², dân số tương đương 1.376.528 người, chiếm 0,02% dân số thế giới. Đây là một đất nước rất đa dạng về tôn giáo bao gồm: Hồi giáo, Cơ Đốc giáo, Tin Lành, Công giáo. 

Quốc gia này sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tetum, đơn vị tiền tệ là USD - Đô la Mỹ và là đất nước thuộc múi giờ UTC + 9.

Đông Timor là một bán đảo nhỏ, nằm liền kề vùng biển của Indonesia
Đông Timor là một bán đảo nhỏ, nằm liền kề vùng biển của Indonesia

3.5. Philippines

Được mệnh danh là quốc đảo, quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo phải nói đến Philippines. Đất nước này có tổng diện tích lên đến 300.000 km², với dân số là hơn 118 triệu người với 4 mặt đều được bao quanh là Thái Bình Dương.

Philippines có 2 tôn giáo chính là Hồi giáo và Cơ Đốc giáo, sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Filipino và tiếng Anh. Quốc đảo có đơn vị tiền tệ là PHP - Peso (₱) và thuộc múi giờ UTC +8

Philipines có 4 mặt đều được bao quanh bởi Thái Bình Dương
Philipines có 4 mặt đều được bao quanh bởi Thái Bình Dương

3.6. Indonesia

Với hơn 13 nghìn hòn đảo lớn nhỏ, tổng diện tích gần 2 triệu km² và vị trí địa lý với 3 mặt Tây, Đông, Nam giáp biển, phía Bắc giáp Malaysia, Indonesia là vương quốc vạn đảo và là cái tên không thể thiếu trong danh sách quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo. 

Không chỉ là quốc gia sở hữu nhiều hòn đảo nhất khu vực mà dân số Indonesia cũng đứng đầu Đông Nam Á với gần 280 triệu dân, đứng thứ 3 châu Á và thứ 4 thế giới. 

Đây là một quốc gia đa dạng sắc tộc, sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Indonesia, đơn vị tiền tệ là IRD - Rupiah Indonesia (Rp) và thuộc múi giờ từ UTC + 7 đến UTC +9. 

Indonesia được mệnh danh là vương quốc vạn đảo với hơn 13 nghìn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau
Indonesia được mệnh danh là vương quốc vạn đảo với hơn 13 nghìn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau

4. Trong 11 quốc gia Đông Nam Á, nước nào không giáp biển?

Đông Nam Á được chia làm 2 bộ phận là lục địa và hải đảo, do đó ngoài 6 quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo thì các đất nước còn lại đều là bộ phận lục địa. Trong đó chỉ duy nhất Lào là đất nước cả 4 mặt đều không giáp biển, cụ thể: 

  • Phía Bắc giáp Trung Quốc
  • Phía Tây Bắc giáp Myanmar
  • Phía Đông giáp Việt Nam
  • Phía Tây và Tây Nam giáp Thái Lan
  • Phía Nam giáp Campuchia

Do không giáp biển nên các dòng sông trên đất nước Lào và sông Mekong đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, điện năng và điều hòa khí hậu đất nước này.

Lào là quốc gia duy nhất không giáp biển
Lào là quốc gia duy nhất không giáp biển

5. Những hòn đảo đẹp nhất Đông Nam Á

Nắm bắt được những quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo, bạn có thể lựa chọn những hòn đảo thuộc khu vực này làm điểm đến du lịch vô cùng hấp dẫn. 

  • Đảo Bali - Indonesia: Bali là hòn đảo sở hữu những con đường ven biển và các bãi tắm tuyệt đẹp. Đây cũng là địa điểm ưa thích của những người đam mê lướt sóng và các môn thể thao dưới nước khác.
  • Đảo Palawan - Philippines: Palawan được ghi nhận là một trong những hòn đảo đẹp nhất thế giới. Nổi tiếng với mặt biển xanh trong, bãi cát trắng trải dài vô tận, nhiều loài cá bắt mắt. Tại nơi đây, du khách có thể lặn ngắm san hô hay các xác tàu đắm.
  • Đảo Langkawi - Malaysia: Langkawi là hòn đảo vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ vốn có. Hòn đảo này vô cùng lý tưởng cho các hoạt động sinh thái như dạo quanh, khám phá biển và công viên hải dương, thám hiểm rừng sâu hay chèo thuyền kayak.
  • Đảo Koh Tao - Thái Lan: Tuy không phải là quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo nhưng Thái Lan vẫn đóng góp cho cảnh quan và du lịch khu vực rất nhiều hòn đảo đẹp. Trong số đó không thể không nhắc đến đảo Koh Tao. Với hệ sinh thái biển phong phú cùng nhiều hòn đảo nhỏ kế bên và hàng loạt resort cao cấp, nơi đây thực sự là một trong những hòn đảo tuyệt vời của Đông Nam Á.
  • Đảo Koh Rong - Campuchia: Campuchia thuộc Đông Nam Á lục địa nhưng cũng sở hữu nhiều hòn đảo xinh đẹp. Trong đó đảo Koh Rong, được biết đến là Hawaii của Châu Á với làn nước biển trong và ấm của vùng đảo nhiệt đới chắc chắn là điểm đến không thể bỏ qua.
Đông Nam Á có những hòn đảo xinh đẹp là điểm du lịch không nên bỏ lỡ
Đông Nam Á có những hòn đảo xinh đẹp là điểm du lịch không nên bỏ lỡ

Nắm bắt được quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo không chỉ là một cách giúp bạn tìm hiểu thêm về khu vực mà còn cung cấp những kiến thức địa lý thú vị. Từ đó, làm giàu tri thức cho bản thân cũng như mở ra cơ hội trải nghiệm đến các vùng đất xinh đẹp ở Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung.