Gội đầu trước hay tắm trước mới đúng? Nhiều người ngày nào cũng tắm nhưng vẫn làm sai gây hại sức khỏe

Gội đầu và tắm là hoạt động diễn ra thương xuyên liên tục có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn.

Chúng ta hầu như đều tắm gội hàng ngày. Việc này vừa giúp làm sạch cơ thể lại giúp thư giãn, chăm sóc sức khỏe. Gội đầu có thể tác động lên não bộ, hệ thần kinh da tóc còn tắm thì tác động tới hệ tim mạch cơ xương, nội tạng... Nhiều người chủ quan cho rằng tắm hay gội trước thì cũng như nhau nhưng thực tế quy trình này làm sai có thể hại lớn.

Tắm trước hay gội đầu trước thì có lợi?

Người xưa cho rằng để dưỡng sinh thì khi vào nhà tắm phải dội nước lên chân trước, sau đó ngậm một ngụm nước trong miệng rồi hít hơi sâu vào bụng, và lấy tay sấp nước vã lên ngực và sau lưng, để báo động cho cơ thể biết là sắp tắm nước làm thay đổi nhiệt độ cơ thể. Sau những thao tác báo động đó thì nhổ nước đã ngậm trong miệng ra  rồi mới dội nước tắm toàn thân, tắm xong thì gội đầu. Cách ngậm nước và hít sâu giúp phòng tránh tình trạng cảm lạnh khi tắm.

Tắm gội không đúng trình tự có ngày nguy hại tính mạng

Tắm gội không đúng trình tự có ngày nguy hại tính mạng

Khoa học cũng khuyến cáo rằng để thực hiện quy trình tắm gội thì nên tắm phần thân từ cổ trước rồi mới gội đầu sau. Điều này tương tự với lời khuyên dân gian, tuy nhiên dưỡng sinh dân gian thực hiện chi tiết hơn. Theo TS.BS Wu Li-Fen, Phó trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Qianwei (Cát Lâm, Trung Quốc) cho biết, việc tắm gội đúng có tác dụng giảm mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa bệnh tật và chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và chống lão hóa. Khi vệ sinh cơ thể, chúng ta nên bắt đầu từ chân tay, để cơ thể kịp thời thích ứng rồi mới tắm vòi sen và cuối cùng là gội đầu để tránh thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong não.

Nhưng nhiều người nhất là ngày nay tắm vòi hoa sen nên thường dội nước đột ngột và lại dội từ đỉnh đầu xuống dẫn tới tuần hoàn máu nên đột quỵ, cảm lạnh. Một lưu ý nữa khi thời tiết lạnh mà bạn tắm nước nóng, dội nước từ trên đầu xuống trước thì có thể khiến mạch máu "sưng lên" vì tiếp xúc nhiệt độ đột ngột có thể vỡ mạch, máu tích tụ đột ngột gây ra bệnh mạch máu não nguy hiểm. 

Do đó câu trả lời tất nhiên là bạn nên tắm trước rồi mới gội đầu. Sau đó thì nhiều người có thể tắm xong, gội xong và dội lại nước toàn thân. 

Lên cho dầu gội lên tóc hay lên đỉnh đầu?

Ngày nay chúng ta có dầu gội và dầu xả. Nhưng nhiều người cũng hay dùng sai. Dầu gội là làm sạch da đầu, đầu xả là làm mềm mượt tóc. NHưng nhiều người lại xoa dầu gội lên tóc vì cho rằng đó là làm sạch tóc còn xoa dầu xả từ trên đầu tới tóc. Hành động đó tai hại. Dầu gội chỉ nên xoa trên đầu không nên xoa trực tiếp vào tóc sẽ làm khô tóc. Ngược lại dầu xả thì chỉ thoa vào thân và ngọn tóc không thoa lên da đầu vì sẽ làm da đầu nhờn dít và dễ bị bẩn bết tóc hơn. 

Lưu ý thêm về việc tắm gội

- Để đảm bảo sức khỏe thì chớ tắm khi đói bụng vì có thể gây ra hoa mắt, chóng mặt do tụt đường huyết.

- Khi vừa ăn no cũng không được tắm vì có thể bị chướng bụng, đau dạ dày. Thế nên tốt nhất là bạn tắm sau khi ăn 1-2 giờ.

- Khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi cũng không tắm vì dễ làm nhiễm phong hàn. Sau khi tập hay lao động ra nhiều mồ hôi thì nên đợi 30 phút cho cơ thể khô và trở về thân nhiệt bình thường hãy tắm. Khi ngoài trời nắng nóng về, hoặc sau khi vừa lao động nặng thì cần nghỉ ngơi 30 phút cho cơ thể hạ nhiệt về trạng thái bình thường và khô mồ hôi rồi hãy tắm.

- Khi đang say bia rượu: Nếu tắm, bạn sẽ làm nặng thêm tình trạng choáng váng, có thể bị đột quỵ.

- Lúc tỉnh dậy vào sáng sớm: Sáng sớm khi vừa tỉnh cơ thể chưa khôi phục chức năng, nên đợi sau 30 phút hãy tắm. 

- Sau 22h đêm không nên tắm vì ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn, gây nguy hại tính mạng

- Khi cơ thể đang rất mệt mỏi, ốm, sốt cao thì chỉ nên tắm nhanh, lau người không nên ngâm mình trong nước tắm lâu

Chú ý nước tắm: Không nên để nước lạnh hoặc nóng quá. Nước quá lạnh gây bệnh tim mạch cảm lạnh, hại mạch máu. Nước quá nóng thì sẽ hại da khiến da hư tổn, tóc xơ rối. Nên tắm nước âm ấm vừa phải với nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ nước thích hợp là 38 đến 44 độ C. Ở mức nhiệt này, da và tóc đều được làm sạch mà không mất lớp dầu tự nhiên giúp chúng bảo vệ da và tóc tốt hơn.

Khi tắm cần lưu ý không gian phòng tắm: tránh đóng kín hết cửa trong phòng nhỏ lại tắm lâu thì có thể gây ngạt khí, nhất là với người sức khỏe yếu. Vì thế nên có cửa sổ nhỏ trong phòng tắm. Khi tắm tránh đốt nến thơm trong phòng kín vì có thể gây ngạt nhanh chóng.

Thời gian tắm chỉ nên 7-10 phút gội từ 5-7 phút không nên quá lâu sẽ gây mệt mỏi. Tắm xong nhớ lau người rồi mới đứng trước quạt hoặc vào phòng điều hòa. Nên để tóc khô mới đi ngủ.