Đi mua gạo người bán hàng hỏi: Lấy theo cân hay mua theo bao? Chọn cái nào thì lợi hơn?

Để có thể đưa ra câu trả lời đúng, trước hết bạn cần biết rõ ưu, nhược điểm của từng loại.

Gạo đóng gói sẵn

Với loại gạo được đóng bao sẵn, người tiêu dùng sẽ dễ tìm kiếm và nhận dạng được thương hiệu của các nhà sản xuất gạo nhờ những thông tin trên bao bì. Điều này giúp người yêu dùng yên tâm hơn vì một khi in thương hiệu và địa chỉ lên sản phẩm, nhà sản xuất sẽ buộc phải giữ uy tín bằng cách đảm bảo tối đa về chất lượng sản phẩm.

Mua gạo cân nhắc theo phân loại gạo

Mua gạo cân nhắc theo phân loại gạo

Các sản phẩm gạo đóng gói, nhãn mác đàng hoàng cũng phải đảm bảo các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, đảm bảo các quy chuẩn trong ngành sản xuất. Khách hàng cũng không cần lo ngại tình trạng "cân điêu" có thể xảy ra khi mua hàng theo cân ở chợ.

Việc đóng gói với nhiều mức khối lượng khác nhau cũng giúp người tiêu dung thoải tự lựa chọn phù hợp với nhu cầu, chẳng hạn gia đình ít người, áp dụng chế độ ăn ít tinh bột sẽ chọn loại 1-2kg để không phải tích trữ gạo quá lâu, giảm chất lượng.

Gạo không đóng gói

Gạo không đóng gói thường được bán ở các cửa hàng gạo và được cho vào các bao lớn, các thùng không có nhãn mác nên người dùng sẽ rất khó để nhận diện, phân biệt giống gạo cũng như thương hiệu, xuất xứ. Nếu không quá sành về gạo, bạn chỉ có thể biết những sản phẩm trước mặt là gạo gì, từ đâu ra... qua miệng người bán và khó kiểm chứng.

Chú ý đến quy trình đóng gói sản phẩm

Chú ý đến quy trình đóng gói sản phẩm

Tuy nhiên, khi mua gạo không đóng gói, người tiêu dùng có thể trực tiếp cảm nhận, đánh giá sản phẩm thông qua thị giác, khứu giác và xúc giác. Họ được phép nhìn, sờ và ngửi những hạt gạo trước khi đưa ra quyết định mua. Nếu bạn muốn mua số lượng ít để thử, mua gạo theo cân là một cách hay.

Ngoài ra khi mua gạo về thì bạn nên bỏ ngay thứ này vào gạo, để cả năm không lo mối mọt

Lá trà

Phương pháp bảo quản trà là một phương pháp đặc biệt truyền thống, vì trà có chứa một lượng lớn phenol sẽ tỏa ra khí khó chịu, không chỉ có tác dụng ức chế sâu bọ sinh sôi trong gạo mà còn giúp gạo không bị hôi. Thông thường, 10 kg gạo có thể được bảo quản cùng với 10 gam lá trà xanh, cho vào túi gạc.

Tỏi

Khi mua tỏi khô về, bạn hãy bóc hết lớp vỏ trên bề mặt rồi cho vào thùng đựng gạo. Thông thường 2 củ tỏi nguyên củ có thể cho vào 10 kg gạo. Mặc dù tỏi có tác dụng xua đuổi côn trùng hiệu quả nhưng theo thời gian tỏi sẽ bị héo, vì vậy, bạn nên thay một mẻ tỏi mỗi tháng một lần để có tác dụng đuổi côn trùng tốt hơn.

Vỏ quýt khô

Sau khi ăn quýt hãy giữ lại vỏ, đem phơi khô từ 3-5 ngày để dùng làm nguyên liệu bảo quản gạo. Cứ 20 kg gạo cho 2-3 miếng vỏ quýt khô vào. Việc này không những có tác dụng đuổi sâu bọ trong nhà một cách hiệu quả mà còn ngăn không cho gạo bị mối mọt.