Học lỏm cách uống rượu không say của cao thủ, chẳng còn lo mệt mỏi khi nhậu

Việc biết được những cách uống rượu không say của siêu cao thủ sẽ giúp bạn tránh được mệt mỏi và những nguy hiểm tiềm ẩn sau mỗi buổi nhậu. Đồng thời, bạn không còn phải lo lắng trước những lời rủ rê của bạn bè trong các dịp gặp gỡ.

1. Tại sao uống rượu, bia lại say?

Trong rượu bia có chứa 3% đến 20% nồng độ cồn, cũng có những loại rượu nặng có nồng độ cồn lên đến 40%. Cồn là một chất gây tác động trên hệ thống thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến các neurotransmitter trong não bộ. Làm giảm hoạt động của các phần của não liên quan đến kiểm soát, làm chậm quá trình tư duy và phản ứng, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát và cảm giác choáng váng.

Khi uống quá nhiều, cơ thể không kịp chuyển hóa hết cồn, dẫn đến tình trạng say rượu. Nồng độ ethanol trong máu tăng lên, từ 0,05-0,1% có thể khiến bạn say nhẹ, và khi vượt quá 0,5% thì có thể sẽ bị mất hành vi kiểm soát bản thân, nặng hơn rất có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, việc biết cách uống rượu không say luôn được nhiều người quan tâm, để có được một cuộc vui trọn vẹn.

Trong rượu bia có chứa 3% đến 20% nồng độ cồn rất dễ say nếu uống quá nhiều

2. Tửu lượng của người bình thường là bao nhiêu?

Tửu lượng của mỗi người bình thường có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi, giới tính, trạng thái sức khỏe, cân nặng, và mức độ sử dụng rượu trước đây. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các chuyên gia thường khuyến nghị một số hướng dẫn cơ bản về tửu lượng.

Theo các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày đối với nam giới và không quá 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới. Một đơn vị cồn tương đương với khoảng 10 gram cồn nguyên chất.

Tuy nhiên, nắm được cách uống rượu không say không chỉ dừng lại ở việc biết tửu lượng. Nó còn bao gồm việc hiểu biết và áp dụng các kỹ thuật kiểm soát lượng uống, kết hợp với việc uống từ từ, xen kẽ với việc ăn và nước lọc. Điều này có thể giúp tránh được tình trạng say rượu và tận hưởng trải nghiệm thưởng thức rượu một cách tỉnh táo và trọn vẹn hơn.

Nam giới không nên uống quá 2 đơn vị cồn trên ngày

3. Những cách uống rượu không say hiệu quả nhất

Sử dụng rượu bia là thói quen của đa số người Việt Nam trong mỗi dịp gặp gỡ. Để đảm bảo có được một cuộc vui trọn vẹn, bạn có thể áp dụng một số cách uống rượu không say dưới đây.

3.1. Ăn trước khi uống bia rượu

Ăn lót dạ trước khi uống bia rượu cũng là một trong những cách uống rượu không say. Bạn không nên để bụng đói của mình tham gia các bữa tiệc rượu, vì như vậy sẽ làm đẩy nhanh quá trình hấp thu rượu vào cơ thể khiến bạn dễ bị say.

Lúc này, việc ăn nhẹ một số thực phẩm như: Bánh mì, sữa chua,... sẽ làm giảm thiểu sự tiếp xúc của cồn vào thành niêm mạc dạ dày, ruột sẽ giúp bạn lâu say hơn.

3.2. Ăn các thực phẩm giúp lâu say

Uống rượu bia rất dễ bị say dù là những người có nhiều năm kinh nghiệm. Bỏ túi một vài thực phẩm ăn nhẹ dưới đây sẽ giúp bạn khám phá thêm nhiều cách uống rượu không say:

  • Chuối: Là một thực phẩm có nhiều Kali và có chứa đến 75% là nước, chuối có tác dụng kháng các axit tự nhiên, giúp giảm thiểu tình trạng trào ngược dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu.
  • Sữa chua Hy Lạp: Sữa chua được biết đến là thực phẩm rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Trong sữa chua có chứa nhiều men vi sinh, có tác dụng ngăn ngừa sự kích thích ruột. Vì thế, đây được xem là ứng cử viên sáng giá trong các bữa nhậu, làm chậm quá trình hấp thụ rượu bia vào cơ thể, giúp bạn lâu say hơn.
  • Cá hồi: Ăn cá hồi trước hoặc trong bữa nhậu là cách uống rượu không say được nhiều người áp dụng có hiệu quả. Cá hồi có chứa nhiều vitamin B12 có tác dụng làm giảm sự hấp thụ nồng độ cồn từ trung bình đến cao. Bên cạnh đó, cá hồi còn chứa rất nhiều protein và nhiều chất béo lành mạnh sẽ giúp bạn no lâu hơn và làm giảm cảm say.
  • Bánh mì kết hợp với bơ và trứng: Bạn có thể áp dụng một bữa ăn nhẹ bằng bánh mì bơ trứng trước khi uống rượu. Với hàm lượng chất béo và protein có trong bơ và trứng có thể làm chậm quá trình dung nạp rượu vào cơ thể.

Sữa chua là thực phẩm làm chậm quá trình hấp thụ rượu bia vào cơ thể

3.3. Uống xen kẽ đồ uống không có cồn với rượu bia

Một cách uống bia không say mà bạn cần học lỏm được đó là uống các thức uống khác xen kẽ trong lúc uống bia rượu. Bạn có thể sử dụng các loại đồ uống như: Nước lọc, nước ép hoa quả, nước ép rau củ,... Những thức uống này có tác dụng làm giảm nồng độ cồn hấp thu vào máu và giúp kéo dài thời gian trung hòa cồn.

3.4. Ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo trong khi uống rượu

Chọn những đồ ăn giàu chất béo trước khi uống rượu bia có thể giúp tạo ra một lớp màng chống thấm trong dạ dày, giúp cản trở sự hấp thụ của cồn vào cơ thể.

3.5. Nên uống sữa trước khi uống rượu bia

Uống sữa trước khi uống bia cũng là cách uống rượu không say được nhiều người lựa chọn. Bởi sữa có khả năng làm chậm quá trình hấp thu của cồn, giúp duy trì trạng thái tỉnh táo lâu hơn.

3.6. Không tự ý pha chế rượu bia

Một quy tắc quan trọng khi uống rượu bia mà bạn cần biết đó là không nên tự ý pha chế các loại đồ uống có cồn với những chất lỏng khác nhau như nước ngọt, nước có gas hoặc trộn trực tiếp các loại bia rượu có nồng độ cồn khác nhau với nhau.

Hành động này có thể mang lại nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe. Trong trường hợp của nước có gas, bọt khí trong nước sẽ tăng tốc quá trình hấp thụ chất cồn vào máu, dẫn đến trạng thái say rượu nhanh chóng và không kiểm soát được.

Không nên tự ý pha chế các loại đồ uống có cồn với nước có ga

3.7. Uống rượu bia thật chậm rãi

Trong quá trình uống rượu, hãy thường xuyên tương tác hoặc tập trung vào các hoạt động khác như chơi trò chơi, nghe nhạc, hoặc tham gia vào các cuộc trò chuyện. Điều này giúp cơ thể có thời gian tiêu hóa cồn một cách tự nhiên và giảm nguy cơ trạng thái say.

4. Các cấp độ khi say xỉn của người bình thường

Khi nói về các cấp độ của sự say rượu, mỗi người có thể trải qua các trạng thái khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và lượng cồn tiêu thụ. Dưới đây là các cấp độ say xỉn phổ biến của người bình thường:

  • Cấp độ 1: Uống 0,01 - 0,07% sẽ có cảm giác lâng lâng đối với những người có tửu lượng thấp hoặc ít uống rượu.
  • Cấp độ 2: Nồng độ cồn từ 0,08 - 0,13 thị giác sẽ bắt đầu ảnh hưởng, có dấu hiệu nói lớn tiếng hơn.
  • Cấp độ 3: Nồng độ cồn chiếm khoảng 0,14 - 0,19. Cơ thể bắt đầu thấy khát nước, khô miệng, cảm xúc dễ bị ảnh hưởng.
  • Cấp độ 4: Não bộ sẽ dần mất kiểm soát khi nồng độ cồn trong cơ thể khoảng 0,20 - 0,24. Lúc này sẽ rất khó để kiểm soát được hành vi.
  • Cấp độ 5: Cơ thể dễ bị kích động, đi đứng trở nên xiêu vẹo và chóng mặt nhức đầu. Lượng cồn trong cơ thể chiếm khoảng 0,25 - 0,29.
  • Cấp độ 6: Nồng độ cồn sẽ tiếp tục tăng cao nếu thời gian uống quá dài. Với nồng độ cồn từ 0,30 - 0,34 thì người uống có cảm giác xỉn quắc cần câu, nói luyên tha luyên thuyên, không thể kiểm soát được hành động của mình.
  • Cấp độ 7: Cấp độ đáng báo động khi cơ thể chứa quá 0,35 nồng độ cồn. Mức độ này rất nguy hiểm cho tính mạng, bởi lúc này bạn sẽ không nhận thức được mình là ai và không có khả năng tự chủ được những hành động của mình.

5. Mẹo giúp tránh mệt mỏi sau khi uống rượu bia quá nhiều

Nếu đã áp dụng các cách uống rượu không say kể trên mà vẫn gặp tình trạng mệt mỏi. Bạn có thể thử những mẹo dưới đây:

  • Uống nhiều nước: Bổ sung lượng nước cần thiết sẽ giúp pha loãng cồn trong máu và giảm cảm giác khó chịu sau say.
  • Ngủ đủ giấc: Thời gian nghỉ ngơi dài, ngủ đủ giấc giúp cơ thể hồi phục sau say, giảm nôn nao và mệt mỏi.
  • Ăn sáng đầy đủ khi thức dậy: Bữa sáng giàu dinh dưỡng giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Tập thể dục: Duy trì một lối sống khoa học và tập luyện nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe. Điều này cũng giúp xóa tan mệt mỏi sau khi nạp quá nhiều rượu bia vào cơ thể.

Ngủ đủ giấc sẽ làm giảm bớt tình trạng mệt mỏi sau khi say rượu

6. Lưu ý khi say rượu bia

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân, dưới đây là những điều nên và không nên làm sau khi say rượu.

6.1. Những điều cần hạn chế khi say bia rượu

Sau khi say rượu bia, bạn tuyệt đối nên tránh:

  • Không nên lái xe khi bản thân đã uống nhiều rượu bia, tránh trường hợp gây tai nạn giao thông.
  • Không nên uống các loại nước có gas, cà phê vì điều này khiến cơ thể mất nước và làm tình trạng say xỉn nặng hơn.
  • Không nên đi tắm ngay sau khi uống rượu, bởi điều này sẽ làm tình trạng buồn nôn, chóng mặt nghiêm trọng hơn.
  • Không nên đi ra ngoài trời lạnh hay nằm điều hòa nhiệt độ thấp, rất có thể bị trúng gió, cảm mạo.
  • Không nên ăn những thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ sau khi say. Điều này sẽ gây kích ứng dạ dày, khiến bạn buồn nôn nhiều hơn.
  • Không nên đi ngủ ngay sau khi đã uống quá nhiều rượu bia, điều này sẽ gây hại cho gan, thậm chí tử vong nếu ngộ độc rượu quá nặng.

6.2. Những điều cần làm khi say bia rượu

Để giảm bớt tình trạng say xỉn và đảm bảo sức khỏe cho bản thân, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Nên ngủ lại nhà người thân hoặc gọi taxi sau khi uống quá say để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm như: Chuối, trứng, gừng và nước mía để tăng sự chuyển hóa enzym và giúp loại bỏ các độc tố rượu trong cơ thể, giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng say xỉn.
  • Uống nhiều nước lọc để cơ thể bù lại lượng nước đã mất trong khi say rượu bia.
  • Uống nước giải rượu có thể làm giảm triệu chứng say, đồng thời giúp đào thải độc tố cồn ra khỏi cơ thể.

Uống nhiều nước có thể làm giảm triệu chứng say hiệu quả

Có thể thấy, việc uống rượu bia không thể thiếu trong các dịp lễ tết và các buổi gặp gỡ bạn bè. Hãy lưu lại ngay cách uống rượu không say để có thể vận dụng trong nhiều trường hợp. Chúc bạn thành công.