Các bộ phận nội tạng của con người - Hiểu rõ để chăm sóc sức khỏe bản thân đúng cách

Các bộ phận nội tạng của con người hoạt động tương đồng với nhau tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh, giúp nuôi dưỡng cơ thể phát triển và khỏe mạnh. Do đó, việc hiểu rõ từng vai trò trong lục phủ ngũ tạng sẽ giúp chăm sóc cơ thể và thậm chí ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật nguy hiểm.

1. Bộ phận nội tạng của con người là gì?

Các bộ phận nội tạng của con người sẽ bao gồm lục phủ và ngũ tạng. Lục phủ là sáu phủ, ngũ tạng là 5 tạng, là các cơ quan nội tạng của cơ thể con người. Nhiều chuyên gia Đông y đã nghiên cứu sâu về lĩnh vực trừu tượng này, từ đó ứng dụng nó vào việc chẩn đoán, điều trị bệnh cũng như chăm sóc và cải thiện thể trạng từ gốc rễ của các cơ quan, nội tạng trong cơ thể con người.

  • Vai trò của Ngũ tạng: Ngũ tạng có nhiệm vụ bảo quản, phát triển và chuyển hóa các tinh chất như tinh, khí, huyết, tân dịch.
  • Vai trò của Lục phủ: Nhiệm vụ của sáu cơ quan trong lục phủ là vận chuyển, hấp thụ chất dinh dưỡng và loại bỏ độc tố, chất thải ra khỏi cơ thể.
Các bộ phận nội tạng của con người bao gồm lục phủ và ngũ tạng
Các bộ phận nội tạng của con người bao gồm lục phủ và ngũ tạng

2. Các bộ phận nội tạng của con người bao gồm cơ quan nào?

Mỗi cơ quan nội tạng của con người sẽ có một vai trò nhất định và chúng kết nối với nhau tạo thành một chuỗi hệ thống chặt chẽ giúp cơ thể hoạt động ổn định mỗi ngày.

2.1. Lục phủ

Lục phủ trong cơ thể bao gồm phủ đởm, phủ vị, phủ tiểu trường, phủ đại trường, phủ bàng quang và phủ tam tiêu
Lục phủ trong cơ thể bao gồm phủ đởm, phủ vị, phủ tiểu trường, phủ đại trường, phủ bàng quang và phủ tam tiêu
  • Phủ đởm

Phủ đởm là một túi rỗng có chứa dịch mật bên trong. Mật trong phủ đởm sẽ được tiết vào dạ dày với mục đích tiêu hóa thức ăn. Thông thường, dịch mật sẽ có màu vàng xanh và vị đắng. Do đó, nếu người gặp vấn đề trong phủ đởm sẽ xuất hiện các triệu chứng như vàng da, miệng đắng và buồn nôn.

  • Phủ vị 

Phủ vị là dịch vị trong dạ dày, được tiết ra và kết hợp với sự co bóp của dạ dày để thực hiện quá trình tiêu hóa thức ăn. Sau khi thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn, phủ vị sẽ đi xuống ruột non. Vì vậy, tạng tỳ và phủ vị có mối liên kết chặt chẽ với nhau, chúng giúp chuyển hóa thức ăn thuận lợi, vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng các bộ phận nội tạng của con người và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

  • Phủ tiểu trường

Phủ tiểu trường là ruột non, cơ quan này có vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn sau khi tiêu hóa từ dạ dày. Các chất dinh dưỡng sẽ được ruột non lấy đi để nuôi dưỡng cơ thể, các chất thải sẽ được chuyển đến ruột già, bàng quang và đào thải ra khỏi cơ thể.

  • Phủ đại trường

Phủ đại trường là ruột già, cơ quan cuối cùng của hệ tiêu hóa. Ruột già tiếp nhận chất thải được vận chuyển từ ruột non xuống, sau đó nén các chất thải này thành khối và đào thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn.

  • Phủ bàng quang

Đây là một cơ quan có hình dạng giống như một cái túi, có vai trò tiếp nhận nước tiểu từ niệu quản sau khi được thận lọc. Phủ bàng quang liên kết với thận giúp quá trình bài tiết nước tiểu luôn ở trạng thái tốt nhất. Nếu lớp phủ bàng quang bị tổn thương sẽ dẫn đến các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu không được,…

  • Phủ tam tiêu

Phủ tam tiêu sẽ gồm bộ phận thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Các bộ phận nội tạng của con người này liên kết chặt chẽ với lá lách để tạo thành một hệ thống tiêu hóa hoàn chỉnh, giúp chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng và chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể.

2.2. Ngũ tạng

Ngũ tạng bao gồm tạng tâm, tạng tỳ, tạng phế, tạng thận và tạng can
Ngũ tạng bao gồm tạng tâm, tạng tỳ, tạng phế, tạng thận và tạng can
  • Tạng tâm

Tạng tâm là chỉ bộ phận tim, cơ quan đầu tiên trong ngũ tạng của cơ thể con người, đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể. Vai trò hoạt động cụ thể của tạng tâm theo học thuyết tạng tượng được chia ra như sau:

- Tâm chủ huyết mạch: Chức năng này có nghĩa là tạng tâm sẽ giúp lấp đầy các mạch máu và trải dài khắp các cơ quan nội tạng của con người. Ngoài ra, huyết mạch còn có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng và nuôi sống cả cơ thể.

- Tâm tàng thần: Chức năng biểu hiện của sự khéo léo, sáng suốt và thông minh của con người. Ngoài ra, tâm tàng thân còn có mối quan hệ mật thiết

- Tâm chủ hãn: Tâm chủ hãn là chức năng bài tiết mồ hôi ra khỏi cơ thể qua lỗ chân lông. Trường hợp cơ thể gặp vấn đề, tâm chủ hãn sẽ tiết ra tùy theo tâm trạng, hoàn cảnh và không gian cụ thể.

- Tâm khai khiếu ra lưỡi: Lưỡi là một trong những cách biểu hiện ra bên ngoài của tạng tâm. Vì vậy, khi tâm hoạt động tốt thì lưỡi hồng hào, linh hoạt và nói năng trôi chảy.

  • Tạng can
Tạng can là gan, đóng vai trò chuyển hóa thức ăn để nuôi dưỡng cơ thể
Tạng can là gan, đóng vai trò chuyển hóa thức ăn để nuôi dưỡng cơ thể

Can có nghĩa là gan, một cơ quan đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Ngoài ra, gan còn có vai trò lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể, đảm bảo quy trình hoạt động của các bộ phận nội tạng của con người. Trong ngũ tạng, can có vai trò và chức năng như sau:

- Can tàng huyết: Chức năng lưu trữ và vận chuyển máu đến các tế bào trong cơ thể, giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.

- Can chủ cân: Nếu chức năng can chủ cân hoạt động kém sẽ làm cho tứ chi khó co duỗi hơn, dẫn đến các tình trạng như chậm đi, chậm nói hoặc teo cơ ở các bé nhỏ.

- Can chủ sơ tiết: Chức năng can chủ sơ tiết có vai trò chính là tiết dịch mật và men của gan. Nếu chức năng này hoạt động tốt sẽ giúp cơ quan tỳ vị thực hiện tiêu hóa tốt hơn.

  • Tạng tỳ

Tỳ (lá lách) là một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tiêu hóa thức ăn và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Tạng tỳ sẽ bao gồm ruột non, dạ dày, tuyến tụy và tuyến nước bọt. Tạng tỳ có các chức năng như sau:

- Tỳ ích khí sinh huyết: Tỳ ích khí sinh huyết có vai trò bổ sung sinh lực cho cơ thể và tạo ra nguồn năng lượng giúp các cơ quan khác hoạt động ổn định.

- Tỳ chủ vận hóa: Chức năng này có vai trò tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng và vận chuyển nước cho các bộ phận nội tạng của con người.

- Tỳ chủ nhiếp huyết: Tỳ chủ nhiếp huyết giúp máu lưu thông ổn định trong các mao mạch.

- Tỳ chủ cơ nhục và chân tay: Tỳ khỏe mạnh sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh và phát triển tốt. Ngược lại, tỳ hoạt động yếu sẽ khiến cơ thể thay đổi hình dáng, chân tay xanh xao, gầy gò, suy dinh dưỡng.

- Tỳ chủ thăng: Khi cơ thể khỏe mạnh, phần trên của lá lách sẽ hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Khi tỳ và vận khí bị suy yếu sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hoá.

- Tỳ khai khiếu ra miệng: Tạng tỳ hoạt động tốt sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn và ăn ngon miệng hơn. Ngược lại, tỳ vị yếu sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa dẫn đến chán ăn, ngủ không ngon và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

  • Tạng phế

Tạng phế có nghĩa là phổi, một cơ quan hô hấp quan trọng trong các bộ phận nội tạng của con người. Vai trò của tạng phế trong ngũ tạng như sau:

Tạng phế là phổi, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp
Tạng phế là phổi, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp

- Phế chứa khí: Hô hấp là chức năng chính của phổi và có vai trò giúp mang lại sự sống cho cơ thể. Mọi hoạt động của cơ thể sẽ dừng lại nếu phế không chứa khí.

- Phế hợp bì mao: Chức năng này được thể hiện rõ nhất ở quá trình đóng mở các lỗ chân lông trên cơ thể. Vì vậy, tạng phế khỏe mạnh sẽ giúp quá trình đóng mở lỗ chân lông diễn ra suôn sẻ hơn.

- Phế chủ thông điều đạo thủy: Tạng phế là cơ quan có vai trò điều hòa thủy dịch trong cơ thể. Do đó, nếu tạng phế bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông thủy dịch dẫn đến ứ đọng gây tình trạng phù nề cho cơ thể.

- Phế chủ thanh: Tạng phế là một trong các bộ phận nội tạng của con người có vai trò xuất ra âm thanh và tiếng nói. Do đó, nếu phổi tốt thì âm thanh to, rõ ràng và trong trẻo.

- Phế khai khiếu ra mũi: Mũi là cơ quan có mối quan hệ mật thiết với phổi. Vì vậy, tạng phế khỏe mạnh thì nhịp thở nhẹ nhàng và dễ chịu.

  • Tạng thận

Thận là một cơ quan giữ vai trò rất quan trọng trong các bộ phận nội tạng của con người. Theo Y học cổ truyền, mọi trạng thái trong cơ thể con người đều do thận quyết định. Chức năng của tạng thận trong cơ quan ngũ tạng như sau:

- Thận tàng đinh: Chức năng này của thận giúp các chi hoạt động tốt và khỏe mạnh hơn. Trường hợp bị suy thận sẽ dẫn đến các tình trạng như sinh lý yếu, gây mệt mỏi và nguy hiểm hơn là mắc các bệnh phụ khoa, vô sinh và hiếm muộn.

- Thận chủ cốt sinh tủy: Thận có chức năng sinh tủy, tạo tủy và nuôi dưỡng xương cốt. Vì vậy, thận yếu sẽ dẫn đến các bệnh về xương khớp như đau khớp, đau răng, đau lưng, rụng tóc,...

- Thận nạp chủ khí: Chức năng này được thể hiện qua vai trò của tạng thận trong quá trình hô hấp. Vì vậy, thận hấp thụ kém sẽ dẫn đến hen suyễn, khó thở ngược lại cơ thể sẽ khỏe mạnh nếu tạng thận hấp thụ tốt.

- Thận khai khiếu ra nhị âm và tai: Nếu thận kém, đặc biệt ở người lớn tuổi sẽ dẫn đến ù tai, thậm chí dẫn đến điếc tai.

3. Các bộ phận nội tạng của con người dù mất đi bạn vẫn sống khỏe mạnh

Cơ thể con người vốn rất phi thường và mạnh mẽ hơn nhiều người vẫn thường nghĩ, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Một số cơ quan nội tạng có thể được cắt bỏ hoàn toàn mà không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, cụ thể như sau:

3.1. Lá lách

Cơ quan này nằm ở phía bên trái của bụng, hướng về phía dưới của xương sườn. Vì nằm gần xương sườn và có màng rất mỏng nên một khi bị rách, lá lách có thể gây chảy máu dẫn đến tử vong. Trong trường hợp này, các bác sĩ buộc cắt bỏ để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, sau khi cắt bỏ lá lách, cơ thể vẫn có thể hoạt động bình thường và khoẻ mạnh.

Lá lách là bộ phận nội tạng mà dù có cắt bỏ con người vẫn có thể sống khỏe mạnh
Lá lách là bộ phận nội tạng mà dù có cắt bỏ con người vẫn có thể sống khỏe mạnh

3.2. Cơ quan sinh sản

Cơ quan sinh sản chính của con người là tinh hoàn (đối với đàn ông) và buồng trứng (đối với phụ nữ). Một số nghiên cứu cho thấy việc cắt bỏ cơ quan sinh dục sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ, ngược lại nó có thể giúp kéo dài tuổi thọ.

3.3. Đại tràng

Ung thư hoặc một số căn bệnh khác có thể khiến cơ thể phải loại bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột già. Tuy nhiên, hầu hết mọi người hồi phục rất tốt sau cuộc phẫu thuật, mặc dù họ sẽ dễ dàng nhận thấy những thay đổi trong thói quen đại tiện của mình.

Nên loại bỏ đại tràng khi gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến ruột già
Bạn có thể loại bỏ đại tràng khi gặp các vấn đề tại cơ quan này mà không lo chúng ảnh hưởng đến cơ thể

3.4. Dạ dày

Đôi khi, dạ dày bắt buộc phải cắt bỏ do ung thư hoặc bị chấn thương tai nạn. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ nối trực tiếp thực quản của bệnh nhân với ruột non. Nếu ca phẫu thuật thành công và bệnh nhân sẽ hồi phục rất nhanh, họ có thể trở lại cuộc sống bình thường, ăn uống và hoạt động như mọi người.

3.5. Ruột thừa

Trong trường hợp ruột thừa bị nhiễm trùng hoặc viêm, bệnh nhân cần được phẫu thuật ngay để làm sạch khoang bụng, nếu không tính mạng sẽ gặp nguy hiểm. Việc cắt bỏ ruột thừa hầu như không ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng cuộc sống.

3.6. Thận

Hầu hết cơ thể đều có hai quả thận nhưng con người vẫn có thể sống bình thường nếu chỉ còn một quả. Chức năng của thận là lọc máu, duy trì cân bằng nước và điện giải cũng như cân bằng axit-bazơ trong cơ thể. Nó thực hiện điều này bằng cách hoạt động giống như một cái sàng, sử dụng nhiều quy trình khác nhau để giữ lại những thứ hữu ích cho cơ thể.

Cắt bỏ thận do bị suy thận sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động cuộc sống bình thường
Cắt bỏ thận do bị suy thận sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động cuộc sống bình thường

3.7. Túi mật

Đôi khi túi mật lưu trữ quá nhiều cholesterol và hình thành sỏi mật làm tắc nghẽn các ống truyền của túi mật. Trong tình trạng này, bệnh nhân cần phải cắt bỏ túi mật. Theo ước tính, mỗi năm ở Anh có khoảng 70.000 người phải cắt bỏ túi mật nhưng vẫn có thể sống bình thường.

4. Biện pháp giúp các bộ phận nội tạng của con người hoạt động khỏe mạnh

Để tránh những căn bệnh quái ác cũng như giúp các bộ phận nội tạng của con người hoạt động khỏe mạnh, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau đây.

4.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý

Hầu hết các bệnh mà con người gặp phải đều do chế độ ăn uống thiếu khoa học và không đủ dinh dưỡng. Hằng ngày, bạn nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như tinh bột, đạm, vitamin và khoáng chất. Hạn chế những thực phẩm chứa qua nhiều chất béo, đồ uống có gas, cồn và các chất kích thích khiến gan bị tổn hại.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sống lành mạnh mỗi ngày 
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sống lành mạnh mỗi ngày 

 

4.2. Tập thể dục mỗi ngày

 

Tập thể dục mỗi ngày là cách giúp bảo vệ các bộ phận nội tạng của con người và nâng cao hiệu suất làm việc mỗi ngày. Thời gian tập luyện nên duy trì từ 30 phút đến 2 giờ mỗi ngày và tuỳ thuộc vào môn thể dục bạn chọn.

4.3. Học cách sống lành mạnh

Xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, không thức quá khuya hoặc thức dậy muộn. Luôn giữ tinh thần thoải mái, tâm trạng ổn định nhất trong mọi trường hợp, không quá vui cũng không quá buồn vì sẽ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể.

5. Lưu ý trong chế độ ăn uống, tránh ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng

Cơ thể là một tổng thể hữu cơ do đó chúng ta cần đảm bảo mọi bộ phận đều hoạt động tốt để đảm bảo sức khỏe toàn diện. Trong số đó, bộ phận nội tạng dễ bị tổn thương nhất là tim, gan, thận, dạ dày và túi mật. Để giữ cho chúng khỏe mạnh, bạn chỉ cần lưu ý những thực phẩm hạn chế ăn dưới đây.

5.1. Ăn quá nhiều thực phẩm protein ảnh hưởng đến thận

Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, việc hấp thụ lượng lớn protein trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và khiến cơ quan này rơi vào tình trạng “quá tải”. Khi bạn thích ăn thực phẩm giàu protein hoặc liên tục bổ sung thực phẩm giàu protein, tốt nhất hãy ăn kèm với rau xanh để hỗ trợ chất xơ trong quá trình tiêu hoá.

5.2. Ăn mặn không tốt cho tim

Nếu ăn quá mặn, đặc biệt là muối, sẽ gây ứ đọng trong cơ thể, tăng áp lực nội mạch khiến tim hoạt động quá tải. Vì vậy, những người có tim không khỏe mạnh sẽ cảm thấy khó chịu nếu hấp thụ đồ ăn quá mặn. Đặc biệt, đối với bệnh nhân suy tim, chế độ ăn uống cần được kiểm soát lượng muối chặt chẽ.

5.3. Uống rượu ảnh hưởng đến gan

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu, có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư gan. Lý do vì sau khi con người uống rượu hoặc nước uống có cồn sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột.

5.4. Thực phẩm quá nhiều dầu không tốt cho túi mật

Trong các bộ phận nội tạng của con người, mật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó, chúng ta không nên ăn thực phẩm quá nhiều dầu mỡ để tránh làm tăng áp lực lên túi mật hoặc hình thành sỏi mật.

Những loại thực phẩm cần lưu ý tránh ảnh hưởng đến các bộ phận nội tạng của con người
Cần lưu ý tránh những loại thực phẩm không tốt, gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng của con người

Có thể thấy cơ quan nội tạng nắm giữ một vai trò quan trọng, giúp cơ thể luôn hoạt động khỏe mạnh hằng ngày. Hiểu và nắm rõ chức năng của các bộ phận nội tạng của con người sẽ giúp bạn xây dựng lối sống tốt hơn cho cơ thể cũng như ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm.