Ăn vải có thực sự gây nóng và nổi mụn trên người không?

Mùa vải đến, bán đầy chợ đầy đường, loại quả quyến rũ những lâu nay nhiều người không dám ăn nó, vì nghe nói rằng ăn vải rất nóng, gây nổi mụn trên mặt, nên dù rất thèm cũng không dán ăn, hoặc không dám ăn nhiều. Vậy thực hư ra sao?

Tác dụng của quả vải trong Đông y

Theo Đông y, cùi vải vị ngọt không độc, tác dụng bổ huyết, dưỡng can, tỉnh táo tinh thần, tăng sinh lực, tráng dương. Ăn quả vải vào mùa hè bồi bổ cho thận âm thêm mạnh, làm mát bàng quang nên không bị đi tiểu rắt.

Tuy nhiên do tính quá ngọt, nóng nên ăn quá nhiều quả vải dễ bị bệnh viêm nhiệt như ngứa, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, trằn trọc khó ngủ.

Ăn nhiều vải cũng gây

Ăn nhiều vải cũng gây "bốc hỏa", có thể dẫn đến "chứng bệnh lệ chi" (say vải) với triệu chứng choáng váng, nhức đầu...

Trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" ghi nhận, ăn nhiều quả vải sẽ phát nhiệt, đau rát lưỡi, chảy máu cam. Một số người có triệu chứng nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, huyết áp hạ...

Vải là loại quả có tính nóng vì thế khi ăn nhiều vải sẽ gây ra cảm giác nóng nực, khó chịu, nhiệt miệng. Bên cạnh đó, lượng đường cao trong quả vải khi đi vào cơ thể có thể khiến da bị rôm sảy, mụn nhọt; Thậm chí có trường hợp dẫn tới những phản ứng tiêu cực như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn…

tác dụng của quả vải trong y học hiện đại

Quả vải chủ yếu là nước (chiếm 82%) và carbs (16.5%). Trong 100 gram quả vải thiều tươi có các chất dinh dưỡng: Calo: 66; Carbs: 16.5 gram; Chất đạm: 0.8 gram; Đường: 15.2 gam; Chất béo: 0.4 gam; Chất xơ: 1.3 gram.

Trái vải nhiều dinh dưỡng, trong đó trên 60% là đường glucoza, ngoài ra còn có protein, chất béo, vitamin C, A,B, axit xitric...

Vải là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng

Vải là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng

Những thành phần này góp phần phòng chống các bệnh mãn tính, kháng viêm, kiểm soát huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng gan, loại bỏ gốc tự do gây hại, giảm nguy cơ đột quỵ…

Bên cạnh đó, quả vải thiều còn chứa nhiều hợp chất thực vật chống ôxy hóa khác nhau. Thực tế cho thấy, hàm lượng polyphenol chống xy hóa của quả vải có tỷ lệ cao hơn so với một số loại trái cây thông thường khác.

Lưu ý khi ăn vải

- Người bình thường không nên ăn quá 10 quả, trẻ em không quá 3-4 quả một lần.

- Người bị bệnh tiểu đường càng không nên ăn nhiều vải, do lượng đường cao nên khi ăn có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường nên ăn dưới 7 quả vải/1 lần. 

- Vải có thể gây dị ứng, do vậy, nếu chúng ta ăn quá nhiều trái vải có thể gây rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể và phát sinh các triệu chứng dị ứng như: Suy hô hấp, phù nề da, tiêu chảy, đau đầu, khó thở, chóng mặt và buồn nôn.

- Những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người mắc bệnh có đờm, thủy đậu, chắp lẹo ở mắt… cũng nên hạn chế tối đa ăn vải.