4 nhóm người không nên ăn xôi, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, rất nhiều người không biết

Ngon miệng là vậy nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Các chuyên gia sức khoẻ chỉ ra danh sách những người không nên ăn đồ nếp.

Xôi và các món ăn từ gạo nếp luôn có một sức hút lớn đối với nhiều người. Ngon miệng là vậy nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Các chuyên gia sức khoẻ chỉ ra danh sách những người không nên ăn đồ nếp.

Những người nên hạn chế ăn đồ nếp

+ Người bị đau dạ dày

Chuyên gia sức khỏe cho biết, ăn xôi vào buổi sáng có thể khiến tình trạng tiêu hóa trở nên khó khăn hơn, nguyên nhân là gạo nếp khi chế biến thành xôi sẽ khó tiêu, dễ làm tăng axit dạ dày, dẫn tới trào ngược, ợ hơi, ợ chua, khó chịu.+ Người thừa cân, béo phì

Xôi là thực phẩm rất giàu năng lượng. Trung bình một gói xôi có thể cung cấp khoảng 600 calo, trong khi một bát cơm chứa khoảng 130 calo, một bát phở 400-450 calo.

Chưa kể ăn xôi cùng thịt, chả, trứng kho... có thể chứa calo nhiều hơn nữa. Vì vậy, thường xuyên ăn xôi dễ gây thừa cân, béo phì. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, tốt nhất nên hạn chế ăn xôi.

Người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn xôi.

Người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn xôi.

+ Người mới ốm dậy

Gạo nếp có thành phần tinh bột dạng amylopectin, tính dẻo dính nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu vì vậy người già, trẻ em (trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn), người bệnh mới ốm dậy tiêu hóa kém cần thận trọng khi dùng..

+ Người mắc bệnh mạn tính

Người mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu cao (tăng triglyceride), béo phì nên hạn chế hoặc ăn ít gạo nếp. Do hàm lượng chất béo, tinh bột và chỉ số đường (GI) trong gạo nếp cao hơn gạo tẻ nên sẽ khó để kiểm soát các loại bệnh trên. Bánh gạo nếp dù ngọt hay mặn đều chứa nhiều carbohydrate và natri, người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân hoặc các bệnh mạn tính khác (như bệnh thận, mỡ máu cao) nên ăn càng ít càng tốt.

+ Phụ nữ mang thai

Theo Y học cổ truyền, gạo nếp có thể giúp phụ nữ mang thai chữa trị chứng hư lao, tiêu chảy hay thiểu năng tuần hoàn não. Ngoài ra, nếp còn giúp bà bầu chống lợm giọng đồng thời giảm những cơn buồn nôn do nghén. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều vì nếp chứa hàm lượng tinh bột cao, ăn nhiều đồ nếp sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Xôi cũng có tính dẻo khiến bà bầu đầy bụng, khó tiêu và nóng trong người gây khó chịu. Do đó, bà bầu không nên coi những thức ăn làm từ nếp là món ăn hàng ngày mà chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải.

+ Người đang bị mụn nhọt hoặc vết thương hở

Những người đang có vết thương hở hoặc bị mụn nhọt, mưng mủ là những người tích độc nhiều, thể hàn. Vì vậy, những thực phẩm có tính dẻo có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Đặc biệt là những người vừa phẫu thuật hoặc có chỗ bị viêm nên tránh ăn đồ nếp để vết thương không mưng mủ. Khi vết thương lành lại có thể ăn uống bình thường.

Bên cạnh đó, người có cơ địa đàm thấp nhiệt, đang sốt, ho có đờm vàng hoặc vàng da, chướng bụng thì không nên sử dụng.

Những lưu ý khi ăn đồ nếp

Những thức ăn từ nếp vốn giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu không biết ăn đúng cách, bạn dễ gặp phải tình trạng ợ nóng, ợ chua.

Những thức ăn từ nếp vốn giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu không biết ăn đúng cách, bạn dễ gặp phải tình trạng ợ nóng, ợ chua.

Những thức ăn từ nếp vốn giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu không biết ăn đúng cách, bạn dễ gặp phải tình trạng ợ nóng, ợ chua. Do đó, khi ăn đồ nếp bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

+ Chỉ ăn 2 lần/tuần

Đồ nếp rất giàu năng lượng nên khiến bạn no lâu. Ngoài ra, lượng calo cao khiến bạn dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ợ nóng, ợ chua khi ăn đồ nếp.

+ Không ăn xôi thay cơm

Bạn không nên ăn xôi thay cơm, nhất là với những người đang muốn giảm cân. Xôi chứa nhiều tinh bột nên khi ăn thay cơm, bạn có thể tăng cân nhanh chóng. Mặt khác, ăn xôi liên tục với số lượng nhiều có thể gây cảm giác nóng trong, khó chịu. Vì vậy, dù bạn có yêu thích món nếp đến đâu thì cũng nên điều chỉnh thực đơn cho khoa học.