4 đối tượng được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, 7 đối tượng được ưu tiên khi đi khám chữa bệnh, là ai?

Để đảm bảo bảo hiểm y tế bao phủ khắp các đối tượng cần hỗ trợ, Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho nhiều nhóm đối tượng giai đoạn 2024 – 2025.

4 nhóm đối tượng được hỗ trợ đóng bảo hiểm y  tế

- Người cao tuổi từ 70 đến dưới 80 tuổi đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc: Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.

- Người khuyết tật nhẹ chưa có thẻ bảo hiểm y tế đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội (không bao gồm trẻ em khuyết tật nhẹ dưới 16 tuổi): Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.

Empty

- Học sinh, sinh viên đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của Thành phố, chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế đang tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (kể cả công lập và ngoài công lập) được UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập hoặc phân cấp cho Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã quyết định thành lập: Hỗ trợ thêm 70% mức đóng bảo hiểm y tế.

- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của Thành phố đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội (quy định tại Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày 05/9/2021 của UBND Thành phố về việc quy định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Hà Nội): Hỗ trợ thêm 30% mức đóng bảo hiểm y tế.

Thời gian hỗ trợ: Từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2025.

Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách Thành phố bổ sung cho ngân sách quận, huyện, thị xã trong giai đoạn 2014 – 2025 để thực hiện chính sách theo quy định đối với các đối tượng:

- Người cao tuổi từ 70 đến dưới 80 tuổi (không bao gồm trẻ em khuyết tật nhẹ dưới 16 tuổi) đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa có thẻ bảo hiểm y tế.

- Học sinh, sinh viên đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của Thành phố, chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế đang tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do UBND các quận, huyện, thị xã quản lý.

Nguồn ngân sách cấp Thành phố để thực hiện chính sách theo quy định đối với các đối tượng:

- Học sinh, sinh viên đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của Thành phố, chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế đang tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Thành phố và các Sở, ngành quản lý.

- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của Thành phố đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Việc hỗ trợ thêm mức đóng bảo hiểm y tế là chính sách phù hợp với tình hình thực tế nhằm phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.

7 đối tượng được ưu tiên khi đi khám, chữa bệnh

Theo đó, Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định rõ những đối tượng được ưu tiên khi đi khám, chữa bệnh từ 1/1/2024 tại khoản 2, Điều 3 như sau:

  • Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu;
  • Trẻ em dưới 06 tuổi;
  • Phụ nữ có thai;
  • Người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người khuyết tật nặng;
  • Người từ đủ 75 tuổi trở lên;
  • Người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Empty

Thay đổi 4 tuyến chuyên môn thành 3 cấp

Một điểm mới đáng chú ý nữa trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 là thay đổi 4 tuyến chuyên môn thành 3 cấp chuyên môn, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với dịch vụ khám chữa bệnh.

Cụ thể, nếu như trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũ, hệ thống cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước bao gồm 4 tuyến (Trung ương, tỉnh, huyện, xã); thì trong Luật mới, cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh Nhà nước, tư nhân gồm:

- Cấp khám chữa bệnh ban đầu

- Cấp khám chữa bệnh cơ bản

- Cấp khám chữa bệnh chuyên sâu