Bí ẩn vị vua duy nhất trong bộ bài Tây không để râu trong bộ bài Tây 52 lá

Tuy là một trò chơi nhưng 4 lá bài các vị vua trong bộ bài Tây đều được lấy nguyên mẫu từ các nhân vật có thật. Trong đó có một nhà vua duy nhất không để râu. Nguyên nhân vì sao?

Trong bộ bài Tây, lá bài K cơ biểu tượng cho một nhân vật có thật, một hoàng đế huyền thoại không để râu. Đó chính là hoàng đế Charlemagne, còn được gọi là Charles Đại đế (742 - 814). Charlemagne là vị vua vĩ đại của người Franks và sau đó trở thành hoàng đế La Mã. Ông đã cầm quyền trong hơn 50 năm và cai trị vùng đất rộng lớn, gần 1/2 châu Âu ngày nay.

Charlemagne là một nhà lãnh đạo quân đội tài ba và đã tiến hành hơn 50 cuộc chinh phạt để mở rộng lãnh thổ. Ông chinh phục được nhiều vùng đất rộng lớn, bao gồm Pháp, Đức, Italy và nhiều nơi khác. Dưới thời của Charles Đại đế, thành Rome bước vào thời kỳ đỉnh cao của sự phát triển.

Mặc dù Charlemagne cũng để râu như nhiều vị vua thời xưa khác, trên lá bài K cơ, ria mép của ông bị mất do một sự cố trong quá trình đục gỗ trên bản khắc . Do đó, lá bài K cơ là lá bài duy nhất trong bộ bài Tây mô tả một vị vua không có ria mép.

Bộ bài Tây xuất hiện tại Châu Âu vào khoảng thế kỉ 13-14 và đã trở thành một trò chơi phổ biến trên toàn cầu. Bộ bài này gồm 52 lá bài, được chia thành 4 chất: Cơ, Rô, Chuồn (Tép) và Bích. Ngoài ra, còn có hai lá bài Joker. Mỗi bộ bài Tây đại diện cho một năm dương lịch, với 52 lá bài tương ứng với 52 tuần trong một năm và 4 chất tượng trưng cho 4 mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu và Đông.

Tuy bộ bài Tây có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng người châu Âu đã tạo ra các mẫu lá bài đẹp và đắt tiền, và cách chơi cũng được thay đổi tùy theo từng quốc gia. Ngoài việc sử dụng để chơi, bộ bài cũng được dùng để bói toán hoặc trong các tiết mục ảo thuật.

Nhung