Tần Thủy Hoàng có 37 năm tại vị, trị vì đất nước nhưng chưa từng lập hoàng hậu.
Trong chế độ xã hội phong kiến ở Trung Quốc, các hoàng đế sẽ đóng vai trò quản lý việc chính sự thiên hạ còn hoàng hậu đảm nhận việc quản lý nội cung. Sau thời Tần Hiếu Công (vị vua thứ 30 của nước Tần - chư hầu của nhà Chu), việc lập hoàng hậu và thái tử dần được thế chế hóa. Ở các đời sau, nhiều quy định khác nhau được đưa ra liên quan đến việc này.
Tần Thủy Hoàng là người có công thống nhất 6 nước chư hầu. Trong giai đoạn, này một thể chế toàn diện hơn được thiết lập. Theo đó, vợ của hoàng đế phải là hoàng hậu, mẹ ruột của hoàng đế là thái hậu.
Tuy nhiên, trong suốt 37 năm tại vị, Tần Thủy Hoàng chưa từng lập hoàng hậu. Đây chính là vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa không lập hoàng hậu.
Lịch sử không có ghi chép nguyên nhân cụ thể cho quyết định này của Doanh Chính Tần Vương. Tuy nhiên, các học giả có đưa ra một số giả thiết để giải thích cho vấn đề này.
Xuất phát từ mẹ ruột của Tần Thủy Hoàng
Một nguyên nhân được đưa ra cho việc Tần Thủy Hoàng không lập hậu là do chịu sự ảnh hưởng của mẹ. Mẫu thân của ông là Triệu Cơ. Bà là tiểu thiếp của Lã Bất Vi nhưng sau đó được dâng cho vương tôn Doanh Tử Sở của Tần Quốc – người sau này kế vị và trở thành Trang Tương Vương.
Lịch sử ghi lại rằng Triệu Cơ có rất nhiều người tình. Ngay cả khi đã trở thành thái hậu, bà vẫn thường xuyên tư thông với Lã Bất Vi. Ngoài ra, sau này, Triệu Cơ còn tư thông với Lao Ái và hạ sinh 2 người con riêng với nhân tình.
Đây là một trong những điều khiến Tần Thủy Hoàng cảm thấy cay đắng. Nó tạo ra định kiến chán ghét phụ nữ, mất lòng tin vào sự chung thủy của ông. Đó cũng có thể là một trong những lý do khiến Doanh Chính quyết định không lập Hậu.
Sau này, Tần Thủy Hoàng cũng đã bức tử Lã Bất Vi, tru di tam tộc đối với Lao Ái đồng thời cũng trừ khử luôn cả hai con riêng của thái hậu Triệu Cơ. Bản thân thái hậu cũng bị đuổi ra khỏi kinh thành.
Những người phụ nữ xung quanh Tần Thủy Hoàng không xứng để trở thành hoàng hậu
Một lý do khác được đặt ra cho việc Tần Thủy Hoàng không lập hậu là do không có người phù hợp. Ông là người khá cầu toàn, tính cách khắc nghiệt, đa nghi và có tham vọng bất tử nên không tìm được ai phù hợp để trở thành mẫu nghi thiên hạ.
Ngoài ra, việc lập hậu cũng có thể trở thành rào cản đối với sự nghiệp lập quốc của hoàng đế. Thế lực đứng đằng sau hoàng hậu có nguy cơ trở thành mối đe dọa đến sự vững chắc của ngôi vương đối với Tần Thủy Hoàng.
Mối tình dang dở của Tần Thủy Hoàng
Một giả định khác được đưa ra cho việc Tần Thủy Hoàng không chọn bất cứ người phụ nữ nào làm hoàng hậu là do ảnh hưởng của mối tình dang dở thủa thiếu thời.
Trước khi trở thành hoàng đế, Doanh Chính đã có một cuộc đời nhiều cay đắng. Ông là người nước Tần nhưng sinh ra ở Hàm Đan của nước Triệu. Thời điểm đó, cha của Doanh Chính là Tần Trang Tương vương Doanh Dị Nhân bị giữ lại nước Triệu làm con tin nhằm duy trì mối hòa hảo của hai nước, ngăn chặn việc hai bên động binh đạo.
Tuy nhiên, một năm trước khi Doanh Chính ra đời, Tần - Triệu đã có trận huyết chiến Trường Bình. Đây là cuộc chiến khốc liệt khiến 450.000 quân Triệu bỏ mạng nơi xa trường, gần như tất cả đàn trưởng thành của nước Triệu đều hy sinh tại đây.
Chính vì vậy, Tần - Triệu trở thành kẻ thù. Gia đình của Doanh Chính sống tại nước Triệu cũng không được yên ổn. Bản thân ông bị đám trẻ nước Triệu bắt nạt, đánh đập, cô lập.
Trong thời gian sống tại nước Triệu, Doanh Chính có quen một cô gái tên là A Phòng. Bố của nàng là thần y Hạ Vô Thư nổi tiếng thời bấy giờ. A Phòng xinh đẹp, lương thiện, theo cha học y thuật từ nhỏ. Doanh Chính cũng được nàng chăm sóc, an ủi, giúp đỡ. Tình cảm của hai người cũng dần nảy nở và trở nên sâu đậm, mặc dù cha của A Phòng cấm cản mối quan hệ này.
Năm 13 tuổi, Doanh Chính quay trở về nước Tần để kế thừa ngôi vua. Kể từ đó, hai người chia đôi ngả.
Sau này, trong một lần A Phòng và cha đến nước Tần tìm thuốc, nàng và Doanh Chính mới gặp lại nhau.
Thời điểm đó, Doanh Chính là vua nhưng không có thực quyền, mọi quyền lực nằm trong tay thái hậu Triệu Cơ và Lã Bất Vi. Mặc dù muốn lập A Phòng làm hoàng hậu nhưng Doanh Chính bị các đại thần phản đối do không thể để người nước Triệu làm chủ hậu cung nước Tần.
Lúc này, Tần Thủy Hoàng không biết cách xử lý vấn đề như thế nào. Cũng vì chuyện này mà A Phòng treo cổ tự vẫn để người mình yêu không phải khó xử với quần thần. Đây là điều khiến Tần Thủy Hoàng đau xót khôn nguôi.
Sau này, trong cung điện của hoàng đế còn có một khu vực gọi nguy nga, tráng lệ là cung A Phòng - được đặt tên theo người con gái mà ông yêu thương.