Trong nhà có 4 nơi rắn thích tới làm ổ, nơi thứ 3 nhà nào cũng có thể gặp

Đôi khi môi trường sống của con người vô tình tạo ra điều kiện hoàn hảo để rắn tìm đến.

Rắn nói chung là nỗ sợ của rất nhiều người. Mặc dù rắn thường không chủ động tấn công người nhưng vì một số lý do nào đó mà chúng bị thu hút tới nơi sinh sống của con người (như nhà, vườn, nhà kho...). Sự xuất hiện bất ngờ của loài sinh vật này khiến nhiều người hoang mang, sợ hãi.

Những nơi dễ thu hút rắn

Rắn sẽ tìm đến những nơi có môi trường sinh sống phù hợp, có nguồn thức ăn và nguồn nước bên cạnh nơi trú ẩn an toàn. Đôi khi con người vô tình tạo ra điều kiện này cho chúng.

Vườn cây cối rậm rạp, chậu hoa, bãi cỏ

trong-nha-co-4-noi-ran-thich-toi-tru-ngu-01

Nếu nhà bạn có nhiều cây cối rậm rạp, chậu hoa, bãi có thì đó có thể trở thành nơi trú ẩn lý tưởng của rắn. Ở Việt Nam, loại rắn lục đuôi đỏ rất thích sống trên các cành lá xanh. Chúng có thể nguy trạng dễ dàng, hòa mình vào lá cây.

Các bụi bây, khu vườn, bãi cỏ chính là nơi dễ thu hút rắn nhất.

Những cây có mùi hương

Bạn có thể bất ngờ khi một số cây có mùi hương sẽ có khả năng thu hút rắn ví dụ như cây hoa nhài, cây cỏ hương, cây bìm bìm... Một nguyên nhân được đưa ra là do các loài cây này có hương thơm, thu hút nhiều sinh vật như chim, chuột. Đây lại là thức ăn yêu thích của rắn nên chúng thường tìm tới để săn mồi.

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ có thể khiến rắn tránh xa khu vườn của bạn.

Nguồn nước, hòn non bộ, nhà kho, những nơi chứa vật dụng vứt bừa bãi

trong-nha-co-4-noi-ran-thich-toi-tru-ngu-02

Nguồn nước cho chó mèo, hòn non bộ hay các vật dụng được vứt bữa bãi, chất đầy nhà kho cũng là những nơi rắn có thể đến để tìm thức ăn. Ở đây, chúng có thể tìm được chuột, thằn lằn, tắc kè... những thức ăn yêu thích của chúng. Đôi khi thú cưng cũng có thể trở thành mục tiêu săn mồi của rắn.

Những bức tường đá, hàng rào, đống cúi, gỗ với nhiều hốc nhỏ sẽ giúp rắn có nơi ẩn nấp. Nếu xung quanh nhà bạn có những thứ này thì nơi đó sẽ trở thành nơi cư trú lý tưởng cho loài bò sát không chân.

Rắn hay làm ổ ở điều hòa

trong-nha-co-4-noi-ran-thich-toi-tru-ngu-03

Trong thời gian gần đây, khi thời tiết chuyển sang nắng nóng gay gắt, nhiều nhà bắt đầu sử dụng điều hòa để làm mát và phát hiện ra cả ổ rắn trú ngụ bên trong máy.

Theo TS Trần Thanh Bình, Hội Khoa học Công nghệ Nhiệt lạnh và Điều hòa không khí, nếu không làm kín lỗ xuyên qua tường, mùa đông trong nhà ấm hơn nên các động vật máu lạnh thường sẽ chui vào trong để ẩn nấp. Ngoài rắn, các động vật khác có thể chui vào điều hòa như gián, thằn lẵn, chuột.... Chúng thường chui qua lỗ thông từ trong ra ngoài khi thợ lắp đặt không bịt lỗ bằng vữa (hoặc cao su non). Chúng cũng có thể chui theo đường ống thải hoặc cửa thông gió điều hòa.

Các loài sinh vật chui vào điều hòa có thể gây chập thiết bị, gây mất an toàn cho người dùng.

Khi có tiếng động lạ, người dân không nên tự đông mở nắp điều hòa, dẫn đến bị rắn cắn và giật điện. Hãy ngắt nguồn điện, gợi thợ bảo hành hoặc kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Họ sẽ có các dụng cụ an toàn để mở và sữa chữa.

Làm gì để nơi ở không trở thành nơi thu hút rắn?

Lý do chính khiến rắn bị thu hút chính là nơi ẩn nấp, thức ăn và nguồn nước. Do vậy, bạn cần hạn chế những thứ này.

Cần tiêu diệt chuột, phát quang bụi rậm, cỏ dại, cắt cỏ, bịt các hốc/lỗ, lối quanh nhà, trần nhà.

Nên tránh để nguồn ngước ở ngoài trời, sân nhà, vườn như chậu vỡ vì vừa là nơi muỗi sinh sản vừa hút rắn.

Giữ cho nhà ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ để rắn không có nơi trú ngụ.

Nếu phát hiện trong vườn, sân nhà có các hàng đào, da rắn lột, hãy thông báo với các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ phải cẩn thận. Có thể đặt bẫy rắn nếu biết rằng có rắn đang ở gần nơi bạn sống.

Với điều hòa, nên bảo dưỡng định kỳ 4-5 tháng/lần, vệ sinh dàn nóng, cục lạnh. Hạn chế lắp dàn nóng điều hòa quá gần cây xanh. Khi khoan tường đi dây đồng và ống thoát nước vào dàn điều hòa, phải yêu cầu thợ kiểm tra kỹ các khe hở tại vị trí đó. Dùng tấm chắn mắt lưới nhỏ để bít các lỗ hở, tránh các loài sinh vật như rắn, chuột, thằn lằn... bò vào nhà bằng đường này.

Với các gia đình có cây cây cối rậm ráp, không nên đặt ống thoát nước thải điều hòa sát mặt đất. Nếu đặt ở vị trí thấp thì nên làm lưới kém bọc ở đầu ống.