Loại cây dại mọc ven đường, bụi gai, thường được trẻ con trọc chơi, không ngờ lại có nhiều công dụng chữa bệnh

Cây xấu hổ (trinh nữ) hay mọc dại ở ven đường hoặc trong các bụi gai... thường được trẻ con trọc chơi. Nó khá quen thuộc đối với nhiều người, nhưng đa phần lại không biết loại cây này còn có nhiều công dụng chữa bệnh.

Cây xấu hổ, hay còn được gọi với cái tên là cây trinh nữ, cây mắc cỡ hay cây e thẹn, có tên khoa học là Mimosa pudica L. var. hispida Brenan, thuộc họ Mimosaceae (Trinh nữ). Sở dĩ chúng có cái tên như vậy là do đặc tính khi chạm vào lá và thân cây thì nó sẽ cụp lại, thu mình giống như đang xấu hổ.

Theo Đông y, hầu hết các bộ phận của cây xấu hổ đều được dùng làm thuốc. Trong đó cành và lá cây xấu hổ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc; có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần, giải độc cho cơ thể. Rễ xấu hổ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố, có tác dụng chỉ khái, hóa đàm, thông kinh, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích...

Theo Đông y, hầu hết các bộ phận của cây xấu hổ đều được dùng làm thuốc chũa được nhiều bệnh.

Theo Đông y, hầu hết các bộ phận của cây xấu hổ đều được dùng làm thuốc chũa được nhiều bệnh.

Bộ phận của cây xấu hổ thường được dùng làm dược liệu là thân, lá và rễ. Đối với thân, lá thì sẽ được thu hoạch vào mùa khô, được phơi khô để làm thuốc. Còn với rễ cây thì thu hoạch quanh năm, phơi khô và cũng được dùng làm thuốc.

Công dụng của cây xấu hổ

Theo Giáo sư dược học Đàm Trung Bảo cùng với nhiều nghiên cứu khác trên toàn thế giới, cây xấu hổ có những dược tính và công dụng tuyệt vời đến sức khỏe có thể kể đến như:

Một số bài thuốc dân gian từ cây xấu hổ

Theo Đông y, dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây xấu hổ:

Rễ cây xấu hổ làm sạch đất cát, thái nhỏ, phơi khô. Mỗi lần sắc lấy 10-15g sắc với nước uống trong ngày.

Cây xấu hổ phơi khô làm thuốc chưa bệnh

Cây xấu hổ phơi khô làm thuốc chưa bệnh

Rễ cây xấu hổ thái thành từng miếng mỏng, mang phơi khô chỗ mát. Mỗi ngày lấy 120g đem sao vàng. Sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại sao vàng cho khô thuốc. Đổ thêm 600ml nước, đun nhỏ lửa (nên sắc bằng ấm đất hoặc ấm sứ) sắc còn 200-300ml nước, chia uống 2-3 lần/ngày.

Uống đều trong 4-5 ngày sẽ thấy công dụng giảm đau nhức xương khớp rõ rệt.

Cả cây xấu hổ 15g (hoặc lá 6-12g), dùng riêng hoặc phối hợp với cây nụ áo tím 15g, chua me đất 30g, sắc uống vào buổi tối. Dùng 7-10 ngày.

Lá cây xấu hổ giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh. Ngày đắp 2-3 lần. Trước khi đắp nên làm sạch và thấm khô vết thương trước khi đắp thuốc.

Cây xấu hổ dùng làm bài thuốc chữa Zona

Cây xấu hổ dùng làm bài thuốc chữa Zona

Cả cây xấu hổ, trắc bách diệp, hoa dại, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt muồng ngủ sao, thân lá bạch hạc, mỗi vị 6g, hà thủ ô, tang ký sinh mỗi vị 8g, địa lang 4g. Sắc uống mỗi ngày.

Có thể tán bột, luyện thành viên, ngày uống 20-30g.

Lá và cành xấu hổ 16g, thần khúc 12g, bạch thược 16g, mạch nha 16g. Sắc làm hai lần, uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng 3-5 ngày sẽ có hiệu quả.

Rễ cây xấu hổ 100 g sắc với 600 ml nước lấy 100 ml, chia 2 lần uống trong ngày; mỗi liệu trình 10 ngày. Các quan sát lâm sàng cho thấy, 70% bệnh nhân khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt sau 1 liệu trình. Tỷ lệ này là 80% sau 2-3 liệu trình, mỗi liệu trình cách nhau 5-10 ngày. Khi điều trị bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liệu trình điều trị.

Lưu ý: Cây xấu hổ có độc tính của Mimosin, độc tính cấp và độc tính trường diễn đều thấp. Có tác dụng gây mê, tê nên không được dùng liều cao và phụ nữ có thai cấm kỵ dùng.

Link nội dung: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/loai-cay-dai-moc-ven-duong-bui-gai-thuong-duoc-tre-con-troc-choi-khong-ngo-lai-co-nhieu-cong-dung-chua-benh-811223.html