Bị tiểu đường có được ăn cá biển?

Người bệnh tiểu đường cần xem xét tình trạng bệnh của mình để lựa chọn thực phẩm, đặc biệt khi mắc thêm bệnh lý khác.

[caption id="" align="aligncenter" width="680"]Ảnh: Pinterest Ảnh: Pinterest[/caption]

Khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết trong cơ thể người bệnh tăng cao. Nếu không được điều trị kịp thời, đường huyết tăng sẽ dẫn đến các bệnh mãn tính của nhiều cơ quan, hệ thống trong cơ thể. Nó có thể dẫn đến rối loạn hoặc suy đa cơ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Vì vậy, để điều trị, người bệnh nên áp dụng phương pháp khoa học, chuẩn mực, đồng thời chú ý đến chế độ ăn uống điều độ. Tuy nhiên, một số người cho rằng bệnh nhân tiểu đường không được ăn cá biển, điều này có đúng không?

Cá biển rất giàu axit béo không no, có thể ổn định mỡ máu, tránh một số tai biến mạch máu. Hơn nữa, cá biển còn chứa nhiều đạm chất lượng cao, có thể cung cấp thêm năng lượng cho người bệnh, ngăn chặn tình trạng thể lực của bệnh nhân đái tháo đường suy giảm nhanh chóng, nâng cao khả năng miễn dịch.

Ngoài ra, một số loại thịt cá còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể hạ đường huyết. Chẳng hạn như chất chống oxy hóa có trong cá hồi có thể làm ổn định tình trạng bệnh tiểu đường. Cá tuyết chứa nhiều loại axit amin, protein và axit béo, chứa nhiều nguyên tố vi lượng khác, giúp hạ đường huyết, huyết áp và lipid máu.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đái tháo đường bị tăng axit uric máu hoặc viêm khớp do gút thì nên hạn chế ăn cá biển.

Cá biển là thực phẩm chứa nhiều purin, khi ăn vào cơ thể với số lượng lớn, purin sẽ chuyển hóa nhiều axit uric trong cơ thể, khiến nồng độ axit uric trong cơ thể mất cân bằng. Từ đó làm trầm trọng thêm hàng loạt triệu chứng khó chịu.

Theo Hằng Trần (ngoisao.vnexpress) - Ảnh: T.H